Công ty TNHH Sao Đỏ Việt Nam

Icons giỏ hàng Giỏ hàng 0
Tổng : 0 đ
Trang chủ  /  Tin tức  /  Góc kiến thức

Kỹ thuật chiếu sáng Koehler (Koehler illumication)

1.683 lượt - 26-07-2016, 1:13 pm

Hầu hết các kỹ thuật hiển vi tiên tiến đều yêu cầu hệ thống chiếu sáng truyền qua phù hợp. Bài viết hướng dẫn này sẽ giải thích cơ cấu của nguồn sáng Koehler dựa trên kính hiển vi đảo ngược, tự động được sử dụng cho kỹ thuật ánh sáng truyền qua (tương phản pha, DIC…) và kỹ thuật huỳnh quang. Khám phá mặt cắt của trục sáng trên khính hiển vi. Hãy nghiên cứu các bộ phận quang học liên quan trong cơ cấu nguồn sáng Koehler.

 

Độ sáng tối ưu trong ánh sáng truyền qua (và phản xạ) là một thách thức về kỹ thuật ở thể kỷ thứ 19. Ánh sáng chiếu lên mẫu vật cần được đồng nhất và nguồn sáng thì không phân biệt được trên ảnh chụp. Hơn nữa, độ tương phản và độ phân giải cần được bù trừ lẫn nhau. Vào tháng 8 năm 1893, Koehler đã phát triển một phương pháp chiếu sáng truyền qua để giải quyết được những yêu cầu này, kỹ thuật này sau đó được gọi là kỹ thuật chiếu sáng Koehler.

 

 

 

 

Bên cạnh các đặc điểm kỹ thuật trên, kỹ thuật chiếu sáng Koehler còn làm giảm ánh sáng lạc, hạn chế độ độ phơi sáng của mẫu trong phạm vi quan sát hiệu quả. Điểm ưu việt thứ hai đã tạo nên nền tảng để quan sát mẫu sống với nguồn sáng truyền qua nhờ độ mở sáng được giảm bớt, giúp tối thiểu hóa nguy cơ mẫu bị phá hỏng bởi hiệu ứng quang điện. 

Tin liên quan