Để quan sát được mẫu sống chưa nhuộm luôn là vấn đề lớn trong kỹ thuật hiển vi. Tùy thuộc vào loại mẫu, một số phương pháp tương phản đã được phát triển để giải quyết vấn đề này.
Một phương pháp tương phản đặc biệt phù hợp để sử dụng với đĩa thí nghiệm bằng nhựa và tế bào sống đó là tương phản điều biến. Kỹ thuật này được phát minh bởi Robert Hoffman vào năm 1975, kỹ thuật tương phản điều biến chuyển đổi các Gradient pha trong cấu trúc mẫu có độ sáng tối khác nhau bằng nguồn sáng chiếu xiên. Kỹ thuật tương phản điều biến tạo ra hình ảnh giống ảnh 3 chiều (3D) cho mẫu không nhuộm, kỹ thuật này được lựa chọn cho ứng dụng thụ tinh trong ống nghiệm, ngược lại kỹ thuật DIC không phù hợp cho ứng dụng thụ tinh ống nghiệm vì không phù hợp với đĩa thí nghiệm bằng nhựa hay kỹ thuật tương phản pha thì lại không cho kết quả thỏa mãn.
Bài viết hướng dẫn này sẽ giải thích các bộ phận quang học trên trục sáng và chế độ vận hành của kỹ thuật tương phản điều biến được thực hiện dựa trên kính hiển vi quang học tự động kiểu đảo ngược, loại kính được sử dụng cho các phương pháp tương phản ánh xáng truyền qua và hiển vi huỳnh quang.