Công ty TNHH Sao Đỏ Việt Nam

Icons giỏ hàng Giỏ hàng 0
Tổng : 0 đ
Trang chủ  /  Tin tức  /  Góc kiến thức

Công nghệ in phun kết dính (Binder Jetting)

3.299 lượt - 07-11-2016, 2:29 pm

ExOne sử dụng công nghệ in phun kết dính (Binder Jetting) để in 3D các chi tiết phức hợp bằng các loại vật liệu công nghiệp. In phun kết dính (Binder Jetting) là quy trình sản xuất sử dụng chất phụ gia là chất liên kết dạng lỏng được kết tủa để gắn kết các hạt dạng bột với nhau. Các lớp vật liệu sau đó được kết dính để tạo nên hình dạng của vật thể được in. Đầu in nhỏ giọt chất kết dính lên vật liệu in một cách chiến lược. Hộp thao tác được hạ thấp xuống và rồi một lớp in mới được tạo thêm, chất kết dịnh lại được phun lên lớp in mới. Cuối cùng, chi tiết sản phẩm được tạo ra bằng các lớp vật liệu và chất kết dính.

 

In phun kết dính (Binder Jetting) có khả năng in với nhiều loại vật liệu khác nhau bao gồm kim loại, cát và gốm sứ. Một số loại vật liệu in như cát chẳng hạn thì không cần thêm quy trình xử lý sau chế tạo. Các vật liệu khác thì thông thường được sấy khô và thiêu kết rồi được thẩm thấu với một loại vật liệu khác tùy theo từng ứng dụng. Quá trình ép đẳng tĩnh nhiệt có thể được sử dụng để đạt được mật độ đồng đều trong các loại kim loại rắn.

 

In phun kết dính (Binder Jetting) khá giống với quy trình in mực trên giấy truyền thống. Chất kết dính vận hành giống như mực in khi chất kết dính được phun lên trên mỗi lớp vật liệu được tạo ra, cũng giống trên như giấy, sẽ tạo ra sản phẩm cuối cùng. Do khả năng tạo ra các lớp vật liệu rắn, công nghệ in phun kết dính (Binder Jetting) cũng thể in các vật thể kích thước rất lớn. Các cấu trúc kiến trúc kích thước lớn bằng cả một căn phòng đã từng được in với công nghệ in kết dính (Binder Jetting).

 

Công nghệ in phun kết dính (Binder Jetting) khác biệt như thế nào so với các kỹ thuật chế tạo sản phẩm bằng chất phụ gia?

 

Hiện nay có một số phương pháp in 3D khác nhau và thường có sự nhầm lẫn giữa các phương pháp này. Đa số các phương pháp này chế tạo chi tiết sản phẩm bằng quy trình nung chảy hoặc hàn – sử dụng nguồn lade hoặc vật liệu nung chảy – để gắn kết các lớp vật liệu với nhau. Các kỹ thuật này thông thường yêu cầu sử dụng phiến đỡ gắn với chi tiết chế tạo để đảm bảo độ ổn đinh trong suốt quá trình chế tạo. Những quy trình như vậy đòi hỏi lượng nguyên liệu tiêu thụ lớn hơn khá nhiều. Ngoài ra, các quy trình này đòi hỏi thời gian xử lý dài hơn.

 

In phut kết dính (Binder Jetting) là công nghệ duy nhất không sử dụng nhiệt trong qua trình chế tạo. Các kỹ thuật sử dụng chất phụ gia khác cần nguồn gia nhiệt để tạo những ứng suất dư trên sản phẩm. Những ứng suất này phải được giải phóng ở bước xử lý sau chế tạo. Ngoài ra với công nghệ in phun kết dính (Binder Jetting), chi tiết chế tạo được hỗ trợ bằng bột tách lỏng trong hộp thao tác, do đó không yêu cầu phải sử dụng phiến đỡ. Tốc độ của công nghệ in phút kết dính liên tục vượt xa hơn so với các kỹ thuật khác. In phut kết dính (Binder Jetting) có khả năng in các chi tiết kích thước lớn và thường tiết kiệm chi phí sản suất hơn rất nhiều so với phương pháp khác.

Tin liên quan