Công ty TNHH Sao Đỏ Việt Nam

Icons giỏ hàng Giỏ hàng 0
Tổng : 0 đ
Trang chủ  /  Tin tức  /  Góc kiến thức

Critical Dimension SEM (CD-SEM) là gì?

6.680 lượt - 21-10-2015, 9:31 am

 

  Góc kiến thức về bán dẫn Vật liệu bán dẫn là gì? Quy trình sản xuất bán dẫn

4. CD-SEM (Critical Dimension SEM) là gì?

 

Một hệ thống SEM đo lường khoảng cách (CD-SEM: Critical Dimension Scanning Electron Microscope) là một thiết bị chuyên dụng để đo kích thước của các cấu trúc tinh tế được tạo ra trên một wafer bán dẫn, được sử dụng chủ yếu trong các dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử bán dẫn.

Ba tính năng chính khác với các kính hiển vi điện tử (SEM) thông thường:

 

1. Chùm tia điện tử chiếu vào mẫu để mẫu có năng lượng nhỏ hơn hoặc bằng 1keV.

Chùm tia điện tử có năng lượng thấp sẽ làm giảm tối đa sự phá hủy mẫu do gây ra bởi chùm tia điện tử và hiện tượng nhiễm điện.

 

2. Độ chính xác và độ lặp lại được đảm bảo do tính năng hiệu chuẩn độ phóng đại được tăng cường và mở rộng tối đa.

Độ lặp lại kết quả lên đến 1% 3σ với phép đo khoảng cách.

 

Đo lường các cấu trúc tinh tế trên tấm wafer.

3. Quá trình đo lường các cấu trúc trên wafer được thực hiện một cách tự động.

Tấm wafer được đặt bên trong một băng tải, và được đưa vào hệ thống. Các điều kiện và quy trình thực hiện phép đo được nhập vào chương trình (Recipe) từ trước. Hệ thống sẽ tự động lấy mẫu wafer ra khỏi băng tải, đưa nó vào hệ thống và thực hiện đo đạc tại các vị trí mong muốn. Khi đo xong, wafer sẽ được trả lại trên băng tải.

 
*
Recipe (chương trình)
Recipe là một chương trình (tập hợp các bước, phương thức xử lý, thông số và các dữ liệu đưa vào) do người sử dụng khai báo vào hệ thống.




Nguyên lý đo

Hệ thống đo sẽ hoạt động căn cứ vào thang độ xám (tương phản) trên ảnh hiển vi điện tử SEM.

  1. Đầu tiên, con trỏ (công cụ đánh dấu vị trí) được sử dụng để xác định vị trí cần đo trên ảnh SEM.
  2. Tiếp đó một đường viền (hoặc công tua) của vị trí cần đo được tạo ra. Về cơ bản đường viền tạo ra là một dạng tín hiệu biến đổi tương ứng với công tua địa hình tại vùng cần đo.
  3. Từ công tua này ta có thể thu được kích thước của một vị trí xác định. Kích thước được tính tự động dựa vào số lượng điểm ảnh của vùng cần đo.

Hình ảnh minh họa

Đo đạc một cấu trúc tinh tế trên một tấm wafer.

Hình vẽ dưới đây minh họa một hình ảnh SEM thu được bởi CD-SEM. Hình.4-1 là công tua phổ được vẽ trên nền ảnh hiển vi điện tử của một đường cản quang. Mỗi quan giữa ảnh mặt cắt của đường cản quang với hình ảnh SEM được thể hiện trong Hình.4-2. Ngoài ra, hình.4-3 thể hiện mối quan hệ giữa hình ảnh mặt cắt và công tua phổ.

 

 

That is, the image in Fig.4-1 gives the line profile, which in turn gives the line width. If the line cross-section is in the shape of a trapezoid as in Fig.4-3, the width at the top and bottom will be different. In that case, the measurement position will be specified in the recipe. In addition, the desired height position can also be specified.

Hình.4-2. Mối quan hệ giữa ảnh SEM với đường và khoảng trống và hình ảnh mặt cắt

 

Hình.4-3. Mối quan hệ giữa ảnh hình ảnh mặt cắt và phổ công tua

Quá trình đo

Phép đo khoảng cách quan trọng chủ yếu được thực hiện trong các hoạt động sau của quá trình sản xuất bán dẫn.

  1. Đo đạc các khoảng cách của các mẫu cản quang sau khi xử lý với thuốc hiện

  2. Đo đường kính các lỗ tiếp xúc / lỗ xuyên và độ rộng dây dẫn sau quá trình ăn mòn

Quá trình đo

Kính hiển vi đo lường phân giải cao CD-SEM

Sau khi Hitachi cho ra đời hệ thống CD-SEM đầu tiên năm 1984, nó đã thống nhất các phương pháp đo các kích thước quan trọng dựa vào hình ảnh SEM, phương pháp này đã được phát triển và duy trì liên tục trong hơn 30 năm. Với khả năng cho độ phân giải cao, và sự tương thích với xu hướng của phát triển của ngành sản xuất bán dẫn, Hitachi đang cung cấp các hệ thống mạnh mẽ, thể hiện sự linh hoạt, sẵn sàng kết hợp thêm các chức năng mới theo yêu cầu của từng dây chuyền sản xuất và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.


Kính hiển vi đo lường phân giải cao Hitachi CD-SEM CG5000

 

Vật liệu bán dẫn là gì?

  1. 1. Đặc tính của vật liệu bán dẫn
  2. 2. Vật liệu bán dẫn trong cuộc sống hàng ngày
  3. 3. Vật liệu bán dẫn – Silicon (Si)
  4. 4. Lịch sử của vật liệu bán dẫn
  5. 5. Mạch tích hợp (IC)
  6. 6. Danh sách các linh kiện bán dẫn phổ thông
 

Quy trình sản xuất bán dẫn

  1. 1. Quy trình sản xuất bán dẫn
  2. 2. Đo lường và kiểm nghiệm
  3. 3. Thế nào là tính chính xác và độ lặp lại?
  4. 4. Critical Dimension SEM (CD-SEM) là gì?
  5. 5. Hệ thống kiểm tra khiếm khuyết của Wafer
  6. 6. Review SEM là gì?
  7. 7. Hệ thống ăn mòn “Etch” là gì?
 

Chú giải

  1. 1. Chú giải

Tin liên quan