Đồ thị trên cho thấy ảnh hưởng của tốc độ gia nhiệt đến kết quả đo TG-DTA
Khi tốc độ gia nhiệt được tăng lên, nhiệt độ kết thúc của giai đoạn giảm trọng lượng và đỉnh thu nhiệt chuyển sang nhiệt độ cao hơn, và do đó gây ra độ phân giải thấp. Mặt khác, vùng diện tích nhìn thấy của đỉnh thu nhiệt trên đường DTA lại tăng lên. Nếu muốn khảo sát các đỉnh có kích thước nhỏ trên đường DTA, ban nên chọn tốc độ gia nhiệt lớn.
Môi trường tĩnh hoặc động
Có hai mục đích của việc thổi khí tạo môi trường đo
(1) Để thực hiện phép đo TG-DTA trong một môi trường đặc biệt như khí trơ, ô xy hóa hoặc khử.
(2) Để giảm áp suất hơi riêng phần của khí phát triển sinh ra trong quá trình phản ứng và do đó thúc đẩy phản ứng xảy ra.
Lưu lượng khí trong phép đo TG-DTA thông thường là 100 mL/ph và cần được giữ ổn định trong suốt quá trình đo.
Môi trường đo đặc biệt
Có thể lựa chọn môi trường đo có tính ô xy hóa (không khí, ô xy (O2)), môi trường khử (H2), môi trường khí trơ (N2, Ar, He), môi trường khí halogen và môi trường ẩm. Tuy nhiên, cần lưu ý mọt số khí có thể phản ứng với giá giữ mẫu hoặc lò đốt. Ngoài ra, người dùng cũng cần chú ý đến vấn đề an toàn cháy nổ và độc hại khi sử dụng các môi trường khí đặc biệt này.