Công ty TNHH Sao Đỏ Việt Nam

Icons giỏ hàng Giỏ hàng 0
Tổng : 0 đ
Trang chủ  /  Tin tức  /  Tin tức

Đánh giá hình thái học của nhựa bị phân hủy bởi sự chiếu xạ của tia UV

39 lượt - 30-05-2024, 9:27 am
 

 

Hình 1: Hình ảnh SEM của bề mặt lớp nhựa 20 năm; (a): 50x, (b): 10 kx, mũi tên vàng: hạt lộ ra, mũi tên đỏ: hạt đóng thành cặn

 

Hình 2: Hình ảnh SEM của bề mặt lớp nhựa mới; (a): 50x, (b): 10 kx, mũi tên vàng: những hạt lộ ra

 

Nhựa thông thường chịu ảnh hưởng bởi chiếu xạ tia UV, gây ra một vài tình trạng như: 1) mất độ bóng bề mặt, 2) bị bột và dính vào tay, và 3) giòn và vỡ vụn. Trong nghiên cứu này, bề mặt và mặt cắt của một cái kẹp giặt đã được phơi dưới ánh sáng 20 năm (nhựa 20 năm) được so sánh với một cái mới (nhựa mới). Cả hai loại vật liệu đều được làm bằng nhựa trắng polypropylene.

Hình 1 thể hiện hình ảnh của nhựa 20 năm. Các vết nứt rộng với khoảng cách 300 μm được kết nối với nhau bằng mạng lưới các vết nứt hẹp được quan sát trong hình (a). Ở hình ảnh phóng đại (b), bề mặt thô ráp với các hạt lộ ra (mũi tên màu vàng) và đóng cặn có thể được quan sát thấy (mũi tên màu đỏ).

Hình 2 thể hiện bề mặt của lớp nhựa mới. Bề mặt mịn được quan sát trong hình (a). Hình ảnh phóng đại (b) cũng rất mịn chỉ có một vài hạt nhựa lộ ra.

Những hạt này trong Hình 1 và Hình 2 được cho là giàu Titanium (Ti) khi đem phân tích EDX, điều này chứng minh rằng chúng là sắc tố trắng titanium oxide.


Hình 3: Hình ảnh BSE của mặt cắt nhựa 20 năm; (a): 1 kx, (b): 10 kx hình ảnh phóng đại của 3(a), vùng màu hồng: các vết nứt, mũi tên xanh: phần bị tách ra, mũi tên vàng: titan oxit

 

Hình 4: Hình ảnh BSE của mặt cắt nhựa mới; (a): 1 kx, (b): 5 kx, mũi tên vàng: titan oxit

Mặt cắt được tạo ra khi sử dụng một thiết bị cắt ion và được quan sát. Những lớp được chỉ ra bởi đầu mũi tên (▷) trong Hình 3 và Hình 4 là những lớp tích tụ platin tạo thành ranh giới giữa nhựa nhúng và mẫu một cách rõ ràng.

Hình 3 thể hiện mặt cắt của nhựa 20 năm. Những vết nứt được quan sát ở khoảng bên trên xấp xỉ 500 μm từ bề mặt. Ở hình (a), bề mặt gồ ghề với nhiều vết nứt (vùng màu hồng) và quan sát được những phần tách rời (mũi tên màu xanh). Hình (b) là góc nhìn lớn hơn của vùng ô đỏ trong hình (a). Những hạt titan oxit (mũi tên màu vàng) và chỗ trống bị phân hủy nhựa xung quanh hạt titan oxit (vùng khoanh tròn) cũng được quan sát.

Hình 4 thể hiện mặt cắt của lớp nhựa mới. Trong hình (a), bề mặt mịn không có vết nứt. Trong hình (b), những hạt titan oxit hiện diện đồng đều trong nhựa (mũi tên vàng).

Do đó, người ta cho rằng nhựa đã bị phân hủy dưới ảnh hưởng của tia UV bởi bị phơi nhiễm trong thời gian dài với titan oxit.


Điều kiện quan sát:

  • SEMs: Hitachi W-SEM SU3900, SU3800
  • Thế gia tốc: 5 kV
  • Tín hiệu: BSE
  • Phủ mẫu: Không

Điều kiện mài:

  • Thiết bị: Hitachi Ion Milling Arblade 5000
  • Thế gia tốc: 3.5 kV

 

*******************************************

Để được tư vấn và biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Sao Đỏ Việt Nam

Email:  info@redstarvietnam.com / thuy.le@redstarvietnam.com

URL:   www.redstarvietnam.com

 

Tin liên quan