Công ty TNHH Sao Đỏ Việt Nam

Icons giỏ hàng Giỏ hàng 0
Tổng : 0 đ
Trang chủ  /  Tin tức  /  Phân tích & Thí nghiệm

Hỗ trợ định danh nấm Alternaria bằng kính hiển vi điện tử quét

277 lượt - 30-06-2022, 1:38 pm

 

 

Chanh leo (Chanh dây) là một loại quả khá phổ biến và không còn xa lạ với bất kì ai trong chúng ta. Loại cây này đã có sức hút lớn ở thị trường Việt Nam và được trồng rộng rãi ở nhiều tỉnh thành ở Việt Nam như Lâm Đồng, Đắk Nông, Kon Tum, Gia Lai, Cao Bằng…

 

Tuy nhiên có một khó khăn trong việc trồng cây chanh leo mà người dân đang gặp phải đấy là vấn đề bệnh hại trên cây. Theo CABI (2007) đã ghi nhận bệnh quan trọng nhất trên cây chanh leo là bệnh đốm nâu do nấm alternaria gây ra. Loài nấm này tấn công cây và gây ra hiện tượng chết cành, rụng lá, làm xuất hiện các đốm tròn, nâu đỏ trên quả chanh leo và gây ra thiệt hại về giá trị quả thương phẩm.

 

Xác định được ký chủ của hai loài A.pasiflora và A.tenuissima có ý nghĩa rất quan trọng trong quy hoạch cơ cấu cây trồng, vùng trồng và phòng trừ bệnh do Alternaria gây ra. Việc định danh các loài nấm nói chung bằng cách quan sát các đặc điểm hình thái là một bước quan trọng cho việc xác định tên loài của các đối tượng cần quan sát.

 

Các mẫu nấm Alternaria đã được chụp hình bằng kính hiển vi điện tử quét SU3500 tại Công ty TNHH Sao Đỏ Việt Nam (Văn phòng Hà Nội), nhằm quan sát các đặc điểm bào tử, cành bào tử, sợi nấm của các mẫu giúp hỗ trợ cho việc định danh. (Hình ảnh đã được công bố tại luận án: “Nghiên cứu nấm Alternaria spp. Gây bệnh đốm nâu trên chanh dây “của Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền).

 

Kính hiển vi điện tử quét SU3500 được trang bị đầu dò SE thích hợp cho việc quan sát bề mặt nấm Alternaria. Các mụn nhỏ trên bào tử được thể hiện rõ nét trên hình ảnh với độ phóng đại 5000 lần, điều này kính hiển vi quang học không thể làm được.

 

 

Hình 1. Hình thái của nấm Alternaria tenuissima dưới kính hiển vi điện tử quét SU3500, thế gia tốc 1 kV, hình ảnh được thu ở đầu dò SE. (trái): Bào tử đính dạng chuỗi được chụp ở độ phóng đại 500 lần. (phải): Bào tử đính dạng chuỗi được chụp ở độ phóng đại 1.500 lần;

 

 

 

Hình 2. Hình thái Alternaria tenuissima dưới kính hiển vi điện tử quét SU3500, thế gia tốc 1 kV, hình ảnh được thu ở đầu dò SE. (trái): Bào tử hình chùy được chụp ở độ phóng đại 2.000 lần; (phải): Bào tử hình chùy với các mụn nhỏ trên vách bào tử được chụp ở độ phóng đại 3.500 lần;

 

 

 

 Hình 3. Hình thái Alternaria tenuissima dưới kính hiển vi điện tử quét SU3500, thế gia tốc 1 kV, hình ảnh được thu ở đầu dò SE. (trái): Bào tử hình chùy được chụp ở độ phóng đại 5.000 lần; (phải): Bào tử hình trứng được chụp ở độ phóng đại 5.000 lần; (cả 2): thể hiện đặc điểm các mụn nhỏ trên vách bào tử.

 

 

 

Hình 4. Hình thái Alternaria passiflorae dưới kính hiển vi điện tử quét SU3500, thế gia tốc 1 kV, hình ảnh được thu ở đầu dò SE. (trái): Bào tử trưởng thành được chụp ở độ phóng đại 1.100 lần; (phải): Thân bào tử trưởng thành được chụp ở độ phóng đại 1.710 lần;

 

Mẫu sinh học cụ thể là mẫu Alternaria là loại mẫu rất dễ bị hư hỏng do chùm điện tử gây ra. Với thế gia tốc 1kV đảm bảo vừa có thể quan sát được đầy đủ chi tiết của mẫu nấm lại không bị hỏng. Kính hiển vi điện tử quét là một công cụ hữu ích góp phần hỗ trợ định danh loài nấm Alternaria.

 

**************************************************************************

 Để được tư vấn và biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:

 Công ty TNHH Sao Đỏ Việt Nam

 Email:  info@redstarvietnam.com

 URL:   www.redstarvietnam.com

 

Tin liên quan