Red Star Vietnam Co., Ltd.
Icons giỏ hàng Cart 0
Total : đ
Home  /  News  /  Phân tích & Thí nghiệm

Quan sát lỗ khí trên mặt cắt vỏ trứng bằng phương pháp hiển vi điện tử

1623 views - 17-03-2020, 1:36 pm

Đa số người tiêu dùng đều nhầm tưởng rằng: vỏ trứng rất khít và vi khuẩn không thể xâm nhập được. Trên thực tế, theo các chuyên gia nông nghiệp, trên bề mặt của vỏ trứng có rất nhiều lỗ khí kích thước rất nhỏ, người ta đã đếm được khoảng 7.000 - 7.600 lỗ khí. Do vậy, thông qua các lỗ khí này, các vi khuẩn như Salmonella, virus H1N1, nấm mốc, bụi trong không khí… đều có thể thẩm nhập vào bên trong trứng. Chúng tôi đã kiểm chứng vấn đề ở trên bằng cách sử dụng kỹ thuật đánh bóng mặt cắt bằng chùm tia ion (Ion Milling), và quan sát bằng phương pháp hiển vi điện tử quét (SEM).

 

Hình 1: Ảnh vỏ trứng quan sát bằng mắt thường

 

Chúng ta không thể quan sát lỗ khí trên vỏ trứng bằng việc nhìn bằng mắt thường (Hình 1). Bởi vì thông thường mắt người chỉ có thể nhìn được các vật có kích thước tối thiểu khoảng 0.1 mm, trong khi đó các lỗ khí trên vỏ trứng có kích thước 10-30 µm. Bởi vậy, muốn quan sát được các lỗ khí ta cần sử dụng kính hiển vi điện tử quét. Kính hiển vi điện tử quét SU3500 của hãng Hitachi có chế độ chân không thấp, giúp giảm thiểu hiện tượng tích điện trên mẫu không dẫn điện như vỏ trứng. Ở độ phóng đại 5.000 lần, các lỗ khí trên vỏ trứng có thể quan sát thấy (Hình 3). Tuy nhiên, bề mặt cắt của vỏ trứng lại gồ ghề, mấp mô, bởi vậy không thể xác định được số lượng và mật độ lỗ khí đồng thời có rất nhiều vị trí không thể quan sát được.

 


     

Hình 2: Vỏ trứng được đánh bóng cơ học trước khi quan sát dưới kính hiển vị điện tử quét.

 

Hình 3: Vỏ trứng được quan sát dưới kính hiển vi điện tử quét sau khi xử lý cơ học.

Trước khi quan sát vỏ trứng dưới kính hiển vi điện tử quét, mẫu đã được đánh bóng cơ học (Hình 2) với việc sử dụng lần lượt các size giấy mài như P800, P1200, P2000, các dung dịch mài kim cương 6M, 1M…tương ứng với các thời gian mài khác nhau. Tuy nhiên, quá trình xử lý cơ học còn có thể sinh ra nhiệt, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến mẫu nhạy cảm với nhiệt độ như vỏ trứng. Hơn thế nữa, việc đánh bóng mẫu có thể làm mẫu bị biến dạng do chịu tác động cơ học và khiến bề mặt mẫu không thể đồng đều hơn.

 


     

Hình 4: Mẫu vỏ trứng được đưa vào buồng mẫu Arblade 5000 để được đánh bóng.

 

Hình 5: Vỏ trứng sau khi được đánh bóng bằng thiết bị Arblade 5000, và quan sát dưới kính hiển vi điện tử quét

Bằng việc sử dụng thiết bị chuẩn bị mẫu Arblade 5000, sử dụng chùm tia ion A năng lượng thấp để đánh bóng bề mặt vật liệu, giúp loại bỏ nhiệt khi làm việc với vật liệu nhạy cảm, đảm bảo bề mặt mẫu không bị biến dạng hay ảnh hưởng bởi lực cơ học( Hình 4). Cấu trúc mặt cắt của vỏ trứng trở nên phẳng hơn, giúp người nhìn dễ dàng quan sát và tính toán được số lượng, mật độ của lỗ khí trên vỏ trứng (Hình 5).

 


     

Hình 6: Thiết bị chuẩn bị mẫu bằng chùm tia ion Hitachi Arblade 5000

 

Hình 7: Kính hiển vi điện tử quét Hitachi SEM SU3500

Hiện nay tại phòng giới thiệu sản phẩm của Công ty TNHH Sao Đỏ Việt Nam được trang bị nhiều thiết bị công nghệ cao hiện đại như kính hiển vi điện tử quét Hitachi SU3500, thiết bị chuẩn bị mẫu bằng chùm tia Ion Arblade 5000 phục vụ công tác giới thiệu sản phẩm và cung cấp các dịch vụ thí nghiệm vật liệu chất lượng cao.

 

 

**************************************************************************

Để được tư vấn và biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Sao Đỏ Việt Nam

Email:  info@redstarvietnam.com

URL:   www.redstarvietnam.com

 

Related new