Công ty TNHH Sao Đỏ Việt Nam

Icons giỏ hàng Giỏ hàng 0
Tổng : 0 đ
Trang chủ  /  Tin tức  /  Đo lường & Kiểm nghiệm

Phân tích nhanh dưỡng chất trong quả dâu tây

4.467 lượt - 10-05-2017, 3:39 pm

 

Theo dõi thường xuyên các chỉ số như nitrat (NO3-), kali (K +) và canxi (Ca2 +) trong cuống lá, trong dung dịch đất, nước tưới và nước xả không những giúp cải thiện năng suất và chất lượng trái cây mà còn giảm chi phí phân bón cũng như giảm thiểu nguy cơ độc hại tới môi trường. Các bút đo bỏ túi LAQUAtwin là công cụ hoàn hảo nhằm hổ trợ công tác nói trên, đo trực tiếp trên mẫu và hiển thị kết quả chỉ trong vài giây cho phép người trồng xác định và có phương án khắc phục ngay tình trạng thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng.

 

Giới thiệu chung

 

Với dâu tây, đất trồng cần có sẵn các chất dinh dưỡng thiết yếu nhằm đảm bảo cây trồng được sinh trưởng tốt, với chất lượng quả và năng suất cao nhất. Độ pH trong đất ảnh hưởng đến nguồn chất dinh dưỡng có sẵn trong đất như nitrat (NO3-), kali (K +) và canxi (Ca2 +), các nhân tố đóng vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng quả dâu tây - NO3- quyết định kích thước quả, K + ảnh hưởng đến hương vị, và Ca2 + ảnh hưởng đến độ cứng. Các chất dinh dưỡng cần có sự cân bằng nhất định. Ngoài việc duy trì độ pH đất phù hợp với nguồn dinh dưỡng sẵn có, độ dẫn phải được theo dõi chặt chẽ và thường xuyên, vì cây dâu không sinh trưởng tốt trong môi trường đẩt có giá trị độ dẫn cao.

 

Phân tích nhựa cây là quy trình đã được người trồng cây ứng dụng nhằm kiểm soát hàm lượng dinh dưỡng cây trồng và cho công tác bón phân. Phép thử nghiệm được tiến hành biểu thị mức dinh dưỡng sẵn có cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng tại thời điểm thực hiện. Và cho chúng ta biết được rằng các chất dinh dưỡng đang ở mức độ thừa hay thiếu so với nhu cầu. Phân tích các dung dịch đất đồng thời cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với người trồng cây. Biểu thị mức độ dinh dưỡng và độ mặn của đất hay sự rửa trôi các chất dinh dưỡng qua khu hệ thống rễ cây. Dung dịch đất chính là các phân tử nước  được giữ lại trong đất, có chứa một hỗn hợp các chất dinh dưỡng và nuôi sống cây trồng khi được hấp thu bởi rễ cây.

 

HORIBA mang đến dòng bút đo bỏ túi LAQUAtwin, cung cấp kết quả phân tích đáng tin cậy và chính xác trong đất trồng và nhựa cây như pH, độ dẫn điện, nitrat (NO3-) / nitrat-nitơ (NO3-N), kali (K +), canxi (Ca2 + ) và natri (Na +). Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng các kết quả thu được với các bút đo bỏ túi LAQUAtwin có mối tương quan chặt chẽ với các kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm truyền thống. Với thiết kế độc đáo và nhỏ gọn, bút đo bỏ túi LAQUAtwin cho phép đo trực tiếp trên các mẫu thể tích nhỏ (khoảng 0,1ml) và hiển thị kết quả chỉ trong vài giây. Những lợi thế này cho phép người trồng nhanh chóng đưa ra các quyết định chính xác trong công tác bón phân và tưới tiêu.

 

 

Phương pháp

 

Hiệu chuẩn các bút đo bỏ túi LAQUAtwin theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

 

A.  Phân tích nhựa cây

 

Khi lấy mẫu, cần thực hiện theo một quy trình nhất quán nhằm thu được kết quả chính xác. Chọn lấy mẫu lá ở vị trí có ba lá chét, nơi biểu thị chính xác nhất các chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho sự sinh trưởng của thực vật (ví dụ, P,K, Ca, vv…) và nồng độ NO3-N. Nhiệt độ tối ưu của cây trồng nằm trong khoảng từ 20 đến 25 ° C.

 

 

Hình 1. Chọn mẫu lá và phần cuống ở vị trí thích hợp 

 

1.             Lấy 20 cuống lá cây đã trường thành từ các cây dâu tây có tính đại diện ở các khu vực khác nhau làm mẫu phân tích.

2.             Bỏ lá và cắt nhỏ phần cuống.

3.             Cho vào máy ép cầm tay, xiết chặt để ép lấy nhựa cây.

4.             Cho một ít giọt nhựa cây trực tiếp lên trên các cảm biến nitrat và kali tương ứng của bút đo LAQUAtwin.

5.             So sánh kết quả với các giá trị tham chiếu trong bảng 1 và đánh giá điều kiện dinh dưỡng hiện tại của cây trồng triển khai ngay kế hoạch tối ưu nhất.

6.             Rửa tráng cảm biến bằng nước sạch trước khi bảo quản hoặc thực hiện các phép đo tiếp theo.

 

Bảng 1: mức dưỡng chất tham chiếu trong nhựa cây ở vườn dâu tây

 

Click vào hình ảnh để xem ở kích thước lớn hơn.

 

B.  Phân tích dung dịch đất

 

Dung dịch đất sử dụng để phân tích các thông số như độ pH, độ muối (hay độ dẫn), và các chất dinh dưỡng có thể chuẩn bị bằng thủy tiêu kế được lắp đặt tại vườn cây - ở độ sâu 15-20cm, nơi tập trung phần lớn rễ cây dâu tây và ở độ sâu 50-60cm, nằm dưới khóm rễ. Thủy tiêu kế được lắp đặt dưới áp suất chân không và hút nước từ dưới đất lên. Để chuẩn bị trước cho quy trình lấy mẫu, đất phải được tưới nước trong thời gian gần đây.

 

1.             Cho một vài giọt mẫu dung dịch đất lên trên cảm biến của bút đo LAQUAtwin tương ứng.

2.             Ghi lại kết quả đo và tiếp tục theo dõi hàm lượng chất dinh dưỡng hàng tuần.

3.             Rửa tráng cảm biến bằng nước sạch trước khi bảo quản hoặc thực hiện các phép đo tiếp theo.

 

Kết quả cần được phân tích dưới góc độ so sánh số liệu từ mùa này sang mùa khác hoặc giữa các dãy hoặc thửa vườn với nhau, bao gồm sản lượng và chất lượng của quả dâu tây. Ngoài ra nước xả và nước trong hệ thống tưới tiêu có thể được phân tích trực tiếp bằng các bút đo bỏ túi LAQUAtwin.

 

Ngưỡng chịu mặn của dây tây là 1.0 mS/cm và sẽ phát triển tốt nhất trong đất với độ pH từ 5.5 tới 6.5.

 

 

Kết quả và lợi ích

 

Thông qua việc phân tích các dung dịch đất, có thể giúp người trồng cây quyết định và thiết kế một quy trình quản lý chất dinh dưỡng và hệ thống tưới tiêu riêng. Mục đích nhằm tăng cường khả năng quản lý dinh dưỡng cho cây trồng chứ không phải là một phép đo về tình trạng dinh dưỡng chung của đất. Nitrate và độ mặn là trọng tâm chính của việc theo dõi dung dịch đất. Vì nitrate là chất dinh dưỡng có khả năng biến đổi nhanh, dung dịch đất có thể giúp xác định việc sử dụng nitơ không phù hợp, có thể dẫn đến sự tích tụ nitrat trong và sự rửa trôi ở khu vực dưới vùng rễ cây. Kali và canxi liên kết với đất và nồng độ của chúng trong dung dịch đất không phải là cơ sở thực sự chính xác nhằm đánh giá về tính sẵn có và khả năng cung cấp các nguyên tố trên cho cây trồng trong một vụ mùa. Tuy nhiên, nồng độ kali, canxi và natri trong đất, nước tưới, và nước xả nên được kiểm tra thường xuyên. Độ mặn đo được trong dung dịch đất cho phép người canh tác tiến hành ngay kế hoạch khắc phục (ví dụ, tăng cường hệ thống tưới tiêu để duy trì độ mặn) trước khi xuất hiện các triệu chứng bệnh trên lá, hoặc bắt đầu ảnh hưởng tới năng suất hoặc chất lượng cây trồng. Tưới nước quá nhiều có thể rửa trôi và mang phân bón ra khỏi khu vực rễ cây có thể nhận chất dinh dưỡng đồng thời ảnh hưởng xấu tới môi trường xung quanh (chẳng hạn như ô nhiễm nguồn nước nhầm). Việc phân tích đất nên được thực hiện xuyên suốt trong cả vụ mùa.

 

Tài liệu tham khảo:

1.             Castellanos, J. Manual de producción de tomate en invernadero. México 2009, p.200-201. 

2.             Ginés y Simón Navarro García. Química Agrícola, Tercera Edición 2013, p.245

3.             Carlos Cadahia, Ediciones Mundi-Prensa. La Savia como índice de fertilización, 2008, page 246

4.             Casteel, S. (2004). Strawberry Fertility and Nutrient Management. Available at: 

bit.ly/2m1dsqr (Accessed: 27 February 2017).

5.             Falivene, S. Soil Solution Analysis. Available at: bit.ly/2lNtukB (Accessed: 5 March 2017).

6.             Singh, P. Soil Analysis in Strawberry Farm at Holleta, Ethiopia. 

7.             FAO Crop Salt Tolerance Data. Available at www.fao.org/docrep/005/y4263e/y4263e0e.htm

Revision 1.0, 6 March 2017

 

 

Hình 2: Cắt cuống lá thành các mẩu nhỏ

 

Hình 3. Cho mẫu vào máy ép cầm tay, xiết chặt để ép lấy nhựa cây

 

Hình 4: cho một ít nhựa cây lên trên cảm biến đo

 

Hình 5: Phân tích pH và độ dẫn trong dung dịch đất

 

Hình 6: Phân tích hệ thống tưới tiêu bằng bút đo bỏ túi LAQUAtwin

 

Bút đo ion, ph, độ dẫn điện Horiba

 

 

Tin liên quan