Công ty TNHH Sao Đỏ Việt Nam

Icons giỏ hàng Giỏ hàng 0
Tổng : 0 đ
Trang chủ  /  Tin tức  /  Đo lường & Kiểm nghiệm

Đo pH và độ dẫn trên lớp sơn phủ acrylic, lớp sơn bảo vệ giấy vẽ và các loại dung dịch làm sạch

6.537 lượt - 17-02-2017, 9:32 pm

 

Dung dịch làm sạch mới dành cho màng sơn acrylic trên lớp sơn bảo vệ giấy vẽ đã và đang được nghiên cứu và hoàn thiện.  Các dung dịch làm sạch đẳng trương có độ pH và chỉ số độ dẫn phù hợp với màng sơn arcrylic và lớp sơn bảo vệ giấy vẽ thu được từ gel agarose được chứng minh có hiệu quả trong việc làm giảm hoặc loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc, các vết ố lượn sóng, chất nhuộm màu và sự phai màu.

 

 

Giới thiệu

Sơn arcrylic là loại sơn khô nhanh được sản xuất từ bột màu phân tán lơ lửng trong nhũ tương polymer acrylic. Bao gồm các hóa chất khác nhau về thương hiệu, thậm chí là bột màu. Thành phần của nhũ tương arcrylic bao gồm nước (chiếm khoảng 65% thể tích), polymer acrylic, bột màu, chất hoạt động bề mặt, chất phân tán, đioxit, và các hợp chất vô cơ, cũng như các vật liệu khác được thêm vào bởi các họa sĩ, nghệ sĩ. Sơn arcrylic hòa tan trong nước, tuy nhiên trở nên kháng nước khi khô. Theo thời gian và trong quá trình làm sạch, các màu sắc trên màng sơn arcrylic khác nhau phản ứng không giống nhau.

 

Tác phẩm nghệ thuật arcrylic trên giấy rất nhạy cảm với các phương pháp làm sạch bằng nước. Lớp màng sơn có thể bị trương nở, bột màu hoặc chất hoạt động bề mặt có thể bị phá hủy. Công nghệ làm sạch thế hệ mới sử dụng bút đo pH và bút đo độ dẫn điện bỏ túi LAQUAtwin nhằm giảm thiểu các rủi ro nói trên được giới thiệu tại hội thảo chuyên đề “Làm sạch bề mặt sơn acrylic”  vào năm 2011. Bút đo LAQUAtwin đã được sử dụng để kiểm tra các bề mặt sơn acrylic và xây dựng các giải pháp làm sạch dạng dung dịch theo yêu cầu người sử dụng.

 

Trong công nghệ dung dịch làm sạch CAPs, các viên gel agarose được chuẩn bị và áp dụng để đánh giá độ pH bề mặt và độ dẫn của màng sơn acrylic cũng như các lớp sơn bảo vệ giấy vẽ.  Các kết quả phân tích sau đó được sử dụng để xây dựng giải pháp làm sạch bằng các dung dịch đẳng trương, được điều chỉnh sao cho độ pH và độ dẫn xấp xỉ với màng sơn acrylic hay lớp sơn bảo vệ giấy vẽ.

 

Các bút đo pH và bút đo độ dẫn LAQUAtwin được trang bị các cảm biến phằng có thể phân tích trên các mẫu thể tích micro chỉ trong vài giây. Bút đo bỏ túi chống nước được lập trình với chức năng nhận biết dung dịch đệm và hiệu chuẩn tự động, chức năng bù trừ nhiệt độ tự động (ATC) cho phép đo chính xác. Cả 2 loại bút đo bao gồm 3 model khác nhau và mỗi sản phẩm với 2 dung dịch chuẩn được cung cấp kèm theo.

 

 

Phương pháp

 

A.     Chuẩn bị dung dịch gel agarose 2% (w/v)

 

Nguyên liệu:

  • 100 ml nước cất hoặc nước khử ion hóa
  • 2.0 g Agarose loại VII, nhiệt độ gel hóa thấp
  • 2 giọt Germaben II, chất bảo quản tăng thời hạn sử dụng (tùy chọn thêm)

 

1.     Đun nóng 100 ml nước đã được khử ion tới 198ºF (92ºC).
2.     Ngừng gia nhiệt, thêm 2.0 gram bột agarose và khuấy đều
3.     Khuấy trong khoảng thời gian 5-10 phút cho tới khi không còn vón cục. Đun nóng lại trên bếp điện để giữ nhiệt độ không thay đổi
4.     Làm mát xuống khoảng 140ºF (60ºC), thêm 2 giọt Germaben II và khuấy đều
5.     Ngay lập tức cho hỗn hợp vào 4 đĩa petri vô trùng
6.     Chờ tới khi các đĩa petri nguội đi và quá trình gel hóa hoàn tất, thời gian khoảng 20 phút
7.     Phân nhỏ thành dạng viên nén hình trụ bằng cách sử dụng một sinh thiết bấm 3mm

 

Đối với các vết ố lượn sóng trên lớp sơn bảo vệ giấy vẽ, tăng khối lượng agarose để tạo gel 4% hoặc 5% (w/v) và sử dụng dung dịch nước với độ pH và độ dẫn được điều chỉnh trước, thay cho nước khử ion hóa. Gel nồng độ cao tạo ra độ ẩm ở một tỷ lệ giảm đáng kể, do đó giảm thiểu hoặc loại bỏ sự hình thành của các vết bẩn lượn sóng xung quanh khu vực kiểm tra. Bằng cách tăng sự hoạt động ion tại vết bẩn qua sự điều chỉnh nước thích hợp, hiện tượng giấy trương nở được hạn chế và sự hấp thụ được kiểm soát.

 

 

B. Lấy mẫu màng sơn arcrylic hoặc lớp sơn bảo vệ giấy v

Ở nhiệt độ phòng, đặt mỗi viên nén agarose trên màng sơn arcrylic hoặc lớp sơn bảo vệ giấy vẽ. (Xem hình 1).

 

Hình 1. Một viên agarose nằm trên bề mặt của màng sơn acrylic

 

Để lấy mẫu màng sơn, chọn các màu sắc đại diện 80% cho các màu tinh khiết và hỗn hợp màu. Để các viên nén nằm trên bề mặt từ 45 tới 60 giây. Đối với quy trình lấy mẫu lớp sơn bảo vệ giấy vẽ với các vết bẩn lượn sóng, sử dụng 3 viên nén với độ dẫn điện khác nhau và để trong vòng 2-10 phút.

 

 

Hình 2: Paula Rego, In the Garden, 1985, tranh vẽ bằng sơn arcrylic trên vải dầu lót giấy

 

 

C. Hiệu chuẩn bút đo

Hiệu chuẩn các bút đo độ dẫn và pH LAQUAtwin  theo hướng dẫn của nhà sản xuất sử dụng các dụng dịch chuẩn được cung cấp kèm theo trong bộ sản phẩm.

 

D. Phân tích độ dẫn của gel Agarose

Đặt viên agarose 3-mm trên cảm biến đo độ dẫn bằng cách sử dụng nhíp. Viên agarose phải được đẩy một cách cẩn thận vào mặt sau của bút đo sao cho tiếp xúc trực tiếp với 2 đầu kim loại titan và bạch kim màu đen. Đầu nhíp không được chạm vào kim loại tránh làm hỏng thiết bị. Ghi lại giá trị đọc độ dẫn khi ổn định. Rửa tráng cảm biến bằng nước khử ion hóa cho lần đo tiếp theo.

 

E. Phân tích độ pH của gel Agarose

Sau khi xác định độ dẫn, đặt viên gel agarose cùng kích thước 3-mm lên trên cảm biến pH bằng cách sử dụng nhíp. Làm ẩm viên gel với một hoặc 2 giọt nước DI để giải phóng các thành phần tan lên mặt phẳng cảm biến thủy tinh. Phải đảm bảo toàn bộ cảm biến được bao phủ bởi hỗn hợp gel agarosre và nước khử ion hóa. Ghi lại giá trị đọc sau khoảng 1 phút ổn định. Rửa tráng cảm biến bằng nước DI trước khi sử dụng để phân tích các gel agarose khác.

 

F. Chuẩn bị dung dịch làm sạch

Chuẩn bị dung dịch làm sạch có độ pH và độ dẫn phù hợp với các kết quả đo trên màng sơn arcrylic hoặc lớp sơn bảo vệ giấy vẽ theo quy trình dưới đây. Độ pH thích hợp của dung dịch nằm trong khoảng một vài phần mười so với giá trị đọc pH và xấp xỉ 500 µS đối với độ dẫn.

 

Bảng 1 và 2 thể hiện các hóa chất để điều chỉnh độ pH của nước ở độ dẫn lần lượt là 1000µS/cm và 6000µS/cm. Nếu các dung dịch trong các bảng nói trên cần được chuẩn bị, lấy giá trị  thể tích được ghi rõ của acid acetic, nước DI, và amoni hydroxit (NH4OH) cho bước 1 và 2.

 

Click vào hình ảnh để xem ở kích thước lớn hơn.

 

 

Click vào hình ảnh để xem ở kích thước lớn hơn.

Hóa chất:

  • Nước khử ion hóa hoặc nước cất
  • Axit acetic băng
  • NH4OH (amoni hydroxit)

 

1.     Thêm các giọt axít acetic (CH3CO2H) vào nước DI và khuấy.
2.     Thiết lập giá trị pH bằng cách thêm 10% dung dịch amoni hyroxit (NH4OH) . Khuấy dung dịch
3.     Đo độ pH và độ dẫn bằng cách nhỏ các giọt dung dịch đã được chuẩn bị lên trên các cảm biến độ dẫn và pH. Cần đảm bảo mẫu được chuẩn bị đúng quy trình và cảm biến thủy tinh pH phẳng được bao phủ bằng dung dịch mẫu.
4.     Nếu cần thiết, cho thêm 10% NH4OH mỗi lần 9.5ml hoặc nhỏ giọt để tăng độ pH hoặc pha loãng với nước Di để giảm độ dẫn. Ví dụ về cách pha loãng: Để giảm độ dẫn còn một nữa mà không thay đổi độ pH, pha loãng dung dịch cuối với nước DI theo tỉ lệ 1:1.

 

  
Để bảo quản dung dịch làm sạch, thêm 1 giọt Germaben II vào mỗi mẻ, và chứa dung dịch trong bình chứa kín gió, sạch sẽ và đặt trong tủ lạnh. Không sử dụng dung dịch khi xuất hiện nấm mốc. Để làm sạch một lớp màng sơn, làm ẩm nhẹ nhàng chổi cọ vât liệu cotton bằng dung dịch làm sạch và lau từ 3 đến 4 lần. Đối với lớp sơn bảo vệ giấy v, lau ít hơn 3 lần để đảm bảo bề mặt không bị rộp hoặc trương nở.

 

Tham khảo đầu mục kĩ thuật số 1 và 3 để biết thêm thông tin chi tiết về điều kiện bảo quản, làm sạch các cảm biến đo độ dẫn và pH. Có thể xem và tải tài liệu từ website www.redstarvietnam.com

 

 

Kết quả và lợi ích

Trong quá trình lấy mẫu, các hạt gel agarose hấp thụ các thành phần hòa tan trên bề mặt của màng sơn hoặc lớp sơn bảo vệ giấy v bằng nguyên lí khuyếch tán và mao dẫn. Theo đó độ pH và độ dẫn của gel agarose đạt đến gần giá trị tương ứng của các màng sơn và lớp sơn bảo vệ giấy. Mặc dầu có thể nhanh hơn nếu tiến hành lấy mẫu bằng các giọt nước Di, phương pháp này thường làm trương bề mặt lấy mẫu. Các viên gel agarose thời gian tác dụng có thể lâu hơn, tuy nhiên chúng giữ cho độ ẩm nằm trong tầm kiểm soát và tránh gây làm tổn thương mẫu.
 

 

Các dung dịch làm sạch chứa nước được chuẩn bị bằng cách đầu tiên thêm acid acetic (acid yếu) vào nước khử ion hóa, sau đó thêm Al(OH)3 (một bazơ yếu). Các phản ứng tạo ra muối, thiết lập độ dẫn. Sau đó thêm Al(OH)3 để tăng tính kiềm và độ pH của dung dịch.

 

 

Click và hình ảnh để xem ở kích thước lớn hơn.

 

Sử dụng các dung dịch làm sạch với độ dẫn và pH phù hợp nhất với các thông số tương ứng của màu sắc trên màng sơn arcrylic và bề mặt của lớp sơn bảo vệ giấy v được áp dụng tránh sự biến đổi màu và sự trương nở tối thiểu trong khi đó tối đa hiệu quả làm sạch. Các dung dịch hòa quyện với màng sơn hoặc lớp sơn bảo vệ giấy vẽ đạt được trạng thái cân bằng hóa học trên bề mặt.

 

Tài liệu tham khảo

1.     Acrylic Paint. Wikipedia. https://en.wikipedia.org/wiki/Acrylic_paint
2.     Hughes, A., and Keynan, D. Testing the Waters: New Technical Applications for the Cleaning of Acrylic Paint Films and Paper Supports. The Book and Paper Group Annual 32 (2013) pp 43-51.

 

Bút đo ion, ph, độ dẫn điện Horiba

Tin liên quan