Công ty TNHH Sao Đỏ Việt Nam

Icons giỏ hàng Giỏ hàng 0
Tổng : 0 đ
Trang chủ  /  Tin tức  /  Khoa học & Kỹ thuật

Nguồn sáng cho kính hiển vi soi nổi

1.478 lượt - 02-11-2016, 11:36 am

Báo cáo này đem đến cho người dùng kính hiển vi soi nổi chỉ dẫn hữu ích trong việc lựa chọn nguồn sáng phù hợp để quan sát các loại mẫu vật khác nhau. Nguồn sáng hiển vi có ảnh hưởng tối quan trọng đến chất lượng hình ảnh. Lựa chọn nguồn sáng để đạt được kết quả hỉnh ảnh tốt nhất phụ thuộc vào loại mẫu và đặc tính mẫu hay phụ thuộc vào ứng dụng cũng như mục đính quan sát. Các thông tin dưới đây giúp người dùng lựa chọn được nguồn sáng đảm bảo thu được hinh ảnh có chất lượng cao nhất.

 

 

 

Lợi ích của nguồn sáng LED (Light Emitting Diode)

 

Công nghệ nguồn sáng LED có các lợi ích ưu việt trong chụp ảnh hiển vi khi so sánh với nguồn sáng halogen thông thường.

  • Tuổi thọ sử dụng lâu hơn (25.000 đến 50.000 giờ)
  • Công suất tiêu thụ thấp hơn
  • Nhiệt độ mầu tự nhiên
  • Nguồn sáng lạnh có độ gia nhiệt thấp hơn (phù hợp cho các loại mẫu nhạy cảm với nhiệt độ)
  • Thiết kế nhỏ gọn hiệu quả
  • Nhiệt độ mầu ổn định liên tục, thậm chí ở cường độ sáng thấp.

 

 

Các tiêu chí quan trong khi lựa chọn nguồn sáng cho kính hiển vi soi nổi

 

Có một số tiêu chí quan trọng cần cân nhắc để thu được ảnh hiển vi chất lượng cao:

  • Loại mẫu được quan sát và chụp ảnh hiển vi là mẫu gì?
  • Các đặc tính mẫu được phân tích như thế nào?
  • Những hạn chế khi sử dụng với nguồn sáng hiện tại là gì?
  • Có cần thao tao với mẫu trong khi đang quan sát không? Ví dụ như: thao tác mẫu với giao mổ, nhíp gắp và các dụng cụ khác.

 

Báo cáo này đem đến cho người dùng kính hiển vi soi nổi chỉ dẫn hữu ích trong việc lựa chọn nguồn sáng phù hợp để quan sát các loại mẫu vật khác nhau. Nguồn sáng hiển vi có ảnh hưởng tối quan trọng đến chất lượng hình ảnh. Lựa chọn nguồn sáng để đạt được kết quả hỉnh ảnh tốt nhất phụ thuộc vào loại mẫu và đặc tính mẫu hay phụ thuộc vào ứng dụng cũng như mục đính quan sát. Các thông tin dưới đây giúp người dùng lựa chọn được nguồn sáng đảm bảo thu được hinh ảnh có chất lượng cao nhất.

 

 

Lợi ích của nguồn sáng LED (Light Emitting Diode)

 

Công nghệ nguồn sáng LED có các lợi ích ưu việt trong chụp ảnh hiển vi khi so sánh với nguồn sáng halogen thông thường.

  • Tuổi thọ sử dụng lâu hơn (25.000 đến 50.000 giờ)
  • Công suất tiêu thụ thấp hơn
  • Nhiệt độ mầu tự nhiên
  • Nguồn sáng lạnh có độ gia nhiệt thấp hơn (phù hợp cho các loại mẫu nhạy cảm với nhiệt độ)
  • Thiết kế nhỏ gọn hiệu quả
  • Nhiệt độ mầu ổn định liên tục, thậm chí ở cường độ sáng thấp.

 

 

Các tiêu chí quan trong khi lựa chọn nguồn sáng cho kính hiển vi soi nổi

 

Có một số tiêu chí quan trọng cần cân nhắc để thu được ảnh hiển vi chất lượng cao:

  • Loại mẫu được quan sát và chụp ảnh hiển vi là mẫu gì?
  • Các đặc tính mẫu được phân tích như thế nào?
  • Những hạn chế khi sử dụng với nguồn sáng hiện tại là gì?
  • Có cần thao tao với mẫu trong khi đang quan sát không? Ví dụ như: thao tác mẫu với giao mổ, nhíp gắp và các dụng cụ khác.

 

 

Tổng quan về nguồn sáng LED (Light-Emitting Diode)

 

Ring light (RL):

 

Nguồn sáng vòng chiếu sáng đồng đều mẫu vật, phù hợp cho nhiều loại mẫu. Ngoài ra, khi sử dụng thêm bộ phân tích và bộ khuếch tán giúp hạn chế bớt hiện tượng chói sáng.

 

 

Coaxial Illumication (CXI):

 

 

 

Nguồn sáng đồng trục có chùm chiếu sáng được dẫn hướng đi qua hệ quang học rồi tương phản từ bề mặt mẫu, phù hợp cho các loại mẫu có độ tương phản cao và bề mặn phẳng. Đặc biệt phù hợp với ứng dụng đánh giá chất lượng bề mặt hoặc vết nứt của mẫu vật.

 

 

Near Vertical Illumination (NVI):

 

 

Nguồn sáng chiếu thẳng khoảng cách gần được thiết kế nằm sát với trục quang học, giúp loại bỏ bóng sáng, phù hợp cho các loại mẫu có nhiều lỗ, điểm lồi và yêu cầu khoảng cách làm việc xa.

 

 

Spotlight Illumination (SLI):

Nguồn sáng chiếu điểm có cần đèn uốn dẻo, có độ tương phản cao, phù hợp cho nhiều loại mẫu khác nhau.

 

 

Diffuse & Highly Diffuse Illumination (DI & HDI):

 

Nguồn sáng khếch tán và khếch tán cường độ cao được thiết kế cho các loại mẫu có bề mặt vòm, không phẳng và có độ tương phản cao.

 

 

Multi-Contrast Illumination (MCI):

 

Nguồn sáng tương phản đa góc có hai hướng và góc tương phản khác nhau, phù hợp cho các loại mẫu rất kho quan sát chi tiết.

 

 

Back Light Illumination (BLI)

 

Nguồn sáng soi ngược được thiết kế cung cấp ánh sáng xuyên qua cho các loại mẫu trong suốt.

 

 

Một số hình ảnh ứng dụng với nguồn sáng Leica LED5000 và LED3000

 

Các hình ảnh ứng dụng dưới đây được chụp với nhiều loại mẫu khác nhau. Hình ảnh được chụp bằng kính hiển vi soi nổi Leica M165 với máy ảnh hiển vi kỹ thuật số DFC495 cùng nguồn đèn LED3000 hoặc LED5000.

 

Mẫu: Bảng mạch điện tử (PCB)

 

 

Trái: Nguồn sáng vòng (RL): quan sát nhiều chi tiết mẫu; Phải: Nguồn sáng chiểu thẳng khoảng cách gần (NVI): quan sát rõ các lỗ và điểm lồi lõm

 

 

Trái: Nguồn sáng đồng trục (CXI): quan sát rõ các vết sước và vân bề mặt; Phải: Nguồn sáng chiếu điểm (SLI): quan sát đa chi tiết mẫu

 

 

Mẫu: Vật liệu cấy mô ở hông

 

 

Trái: Nguồn sáng vòng (RL): quan sát rõ nét các chi tiết mẫu; Phải: Nguồn sáng chiếu thẳng khoảng cách gần (NVI): quan sát rõ nét các lỗ và điểm lồi lõm

 

 

Trái: Nguồn sáng khuếch tán cường độ cao (HDI): quan sát rõ nét khu vực có độ tương phản lớn; Phải: Nguồn sáng chiếu điểm (SLI): quang sát rõ nét các chi tiết mẫu.

 

 

Mẫu: Linh kiện điện tử

 

Trái: Nguồn sáng vòng (RL): quan sát đa chi tiết mẫu; Phải: Nguồn sáng đồng trục (CXI): quan sát rõ nét hình thái bề mặt mẫu.

 

Trái: Nguồn sáng chiếu thẳng khoảng cách ngần (NVI): quan sát rõ nét các điểm lồi lõm và lỗ; Phải: Nguồn sáng khuếch tán cường độ cao (HDI): quan sát rõ nét khu phục mẫu có độ tương phản lớn

 

 

Tin liên quan