Công ty TNHH Sao Đỏ Việt Nam

Icons giỏ hàng Giỏ hàng 0
Tổng : 0 đ
Trang chủ  /  Tin tức  /  
Notice: Undefined offset: 0 in /var/www/html/redstarvietnam.com/public_html/cache/template/article_detail.c5a94609f030ee9b3aed65b8596d2b58.php on line 2
Danh mục tin

Hỗ trợ điều tra với kính hiển vi kĩ thuật số Leica DVM6 (Phần 2)

2.426 lượt - 22-10-2018, 1:30 pm

Phân tích bằng chứng pháp y hiệu quả với kính hiển vi kỹ thuật số

 

 Kính hiển vi kỹ thuật số [1] không có thị kính và hình ảnh được quan sát trực tiếp trên màn hình. Đây là loại kính rất phổ biến cho nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực [2, 3-8]. Những loại kính hiển vi kỹ thuật số hiện đại, chẳng hạn như Leica DVM6, cho phép quy trình phân tích pháp đạt hiệu quả cao.

Các ví dụ về cách các nhà khoa học pháp y có thể thu thập bằng chứng từ tóc, sợi, lớp sơn, tàn dư hay các mạnh vụn từ vụ nổ và côn trùng hiệu quả bằng kính hiển vi kỹ thuật số Leica DVM6 được mô tả trong báo cáo này. Bài báo này bổ sung cho một báo cáo trước đó về việc sử dụng kính hiển vi kỹ thuật số trong pháp y để phân tích đạn, dấu vết hung khí, các loại tiền, thẻ tín dụng và tài liệu giả [2].

 

Một số tính năng của Leica DVM6 cho phép các nhà điều tra hình sự thu thập và phân tích dữ liệu hiệu quả:

 

> Thay đổi độ phóng đại trên toàn dải đơn giản và nhanh chóng với tầm phóng đại 16:1 và thay đổi vật kính dễ dàng[5]

> Phần mềm trực quan Leica Leica Application Suite (LAS) X sử dụng trong vận hành kính hiển vi và phân tích dữ liệu [5]

> Xây dựng ảnh ghép tổng quan lớn về mẫu với mô-đun phần mềm XYZ stitching [6, 7]

> Hình ảnh có độ sâu trường ảnh lớn ở vùng hội tụ sắc nét bằng cách sử dụng tính năng đa tiêu cự độ sâu trường mở rộng (EDOF) [5, 6]

> Tự động theo dõi và lưu trữ (mã hóa) các thiết lập quan trọng [5]

> Vận hành tính năng xoay và nghiêng đầu quan sátnhanh chóng chỉ bằng một tay [4, 5, 7]

> Nguồn sáng tích hợp và ánh sáng đồng trục cộng với phụ kiện cho các phương pháp tương phản khác nhau [3, 4, 7]

Để biết thêm chi tiết về kính hiển vi kỹ thuật số Leica DVM6, vui lòng tham khảo báo cáo trước về pháp y [2] hoặc trên trang web về sản phẩm Leica DVM6 [9].

 

Lông, tóc và các loại sợi

 

Bằng chứng về lông, tóc và các loại sợi thu thập từ các hiện trường vụ án [10, 11] thường được chụp ảnh và phân tích bằng kính hiển vi [10-13]. Kính hiển vi kỹ thuật số Leica DVM6 có thể cung cấp hình ảnh chất lượng cao về các mẫu lông, tóc hoặc sợi để điều tra nhanh chóng và dễ dàng. Hình ảnh của lông động vật, tóc người và các mẫu sợi dệt chụp bằng Leica DVM6 được mô tả cụ thể trong hai trang tiếp theo.

 

Tóc người

 

Tóc người được cấu thành từ một trục với ba lớp chính: lớp tủy (medulla), lớp giữa (cortex) và lớp biểu bì (cutin) [11, 12]. Gốc tóc mọc từ nang lông là một phần của da đầu [11, 12].

Thông thường, tủy và lớp biểu bì được dùng trong phân tích. Ở tóc của người, lớp tủy hoặc là liên tục, hoặc là gián đoạn, phân mảnh, hoặc vắng mặt và lớp biểu bì có cấu trúc xếp đè lên nhau (dạng vảy dẹt) [11, 12]. Một sợi tóc được tìm thấy còn gốc tóc có chứa mô từ nang có thể được sử dụng để phân tích DNA [11, 13]. Ảnh thu được từ Leica DVM6 của các sợi tóc người khác nhau bằng cách sử dụng độ sâu trường mở rộng (EDOF) hoặc chế độ đa tiêu cự, được quan sát trong hình 1-6.


  

 

  

Lông động vật

 

 Lớp tủy trong lông động vật thường chiếm một khối lượng lớn hơn trong cấu trúc trục so với tóc người, tỉ lệ này được gọi là chỉ số tủy [11, 12]. Các lớp biểu bì của  lông động vật có thể là lớp vảy (hình vương miện), gai (như cánh hoa), hoặc xếp đè lên nhau như đã nói ở trên ở tóc người [11, 12]. Ảnh thu được từ Leica DVM6 (chế độ đa tiêu cự) của bộ lông rái cá và cừu được thể hiện trong hình 7 và 8 bên dưới.

 

 

 

Các loại sợi

 

Sợi là thành phần cơ bản nhất trong nguyên liệu dệt. Chúng có thể có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật, côn trùng, hoặc động vật, chẳng hạn như bông, lụa, len hoặc tổng hợp từ polyme, chẳng hạn như nylon hoặc polyester [11, 14]. Các loại sợi được tìm thấy tại hiện trường vụ án có thể được chuyển từ môi trường xung quanh hoặc từ nạn nhân sang tội phạm trong khi tiếp xúc vật lý [11, 14]. Phân tích pháp y các loại sợi này có thể tìm thấy các dấu vết hoặc đặc điểm độc đáo giúp xác định và cung cấp thông tin phù hợp với vụ án. Các hình 9-12 là một số hình ảnh thu được từ Leica DVM6 của một mẫu sợi có chứa nylon. Hình 13 là một phép đo biên dạng đường thẳng được thực hiện trong hình ảnh đa tiêu cự từ hình 12.

Sơn

 Thiệt hại về tài sản trong các hiện trường vụ án hoặc tai nạn thường được phân tích trong các cuộc điều tra pháp y [15, 16], ví dụ: bề mặt kim loại sơn của ô tô, các tòa nhà, v.v... Có những khác biệt tuy nhỏ nhưng rất đặc trưng trong lớp sơn phủ của ô tô, nhất là liên quan đến các hãng sản xuất và các mô hình xe khác nhau [15, 16]. Những khác biệt này có khả năng phù hợp với bằng chứng về lớp sơn của một loại ô tô cụ thể. Các mảnh vụn của lớp sơn được tìm thấy tại hiện trường vụ án hoặc các tai nạn có thể được chụp và phân tích nhiều lớp bằng kính hiển vi để xác định một số đặc điểm độc đáo của nó. Ảnh chụp bởi Leica DVM6 một mảnh vụn lớp sơn được thể hiện trong hình 14-17 bên dưới.

 

Tàn dư từ các vụ nổ / các mảnh vụn

 

Các vụ điều tra pháp y cũng có thể liên quan đến việc nghiên cứu tàn dư từ các vụ nổ xảy ra tại các hiện trường gây án hoặc tai nạn [17, 18]. Thông thường, các tàn dư này bao gồm các mảnh vụn nhỏ được tạo ra bởi sự phân mảnh của chính thiết bị nổ hoặc các vật thể lân cận [19, 20]. Các khu vực xung quanh trung tâm của vụ nổ là nơi để thu thập các mảnh vụn này [17,18]. Các loại chổi thông nòng súng thường được chụp và phân tích bằng kính hiển vi, cùng với các kỹ thuật khác. Các ảnh trong hình 18 và 19 dưới đây của mẫu chổi lông được chụp bằng Leica DVM6.

 

Côn trùng học pháp y

 

Công trùng học pháp y là ngành nghiên cứu về các loài côn trùng và động vật chân đốt được tìm thấy tại hiện trường các vụ án, đặc biệt là án mạng [21-23]. Các côn trùng được tìm thấy trên và xung quanh tử thi thường là ruồi và bọ cánh cứng. Sự hiện diện của một loài ruồi hoặc bọ cánh cứng cụ thể thường tương quan với thời gian tính từ thời điểm tử vong [21-23].

Cũng như trong côn trùng học chung, các mẫu côn trùng và động vật chân đốt thu thập trong quá trình điều tra pháp y có thể được xác định bằng giải phẫu học thông qua chụp ảnh kính hiển vi. Ảnh chụp bởi Leica DVM6 các giống ruồi được tìm thấy trên một tử thi ngay sau án mạng [21-23], được thể hiện trong hình 20 và 21 bên phải.

 

Tổng kết

 

Bảng tổng kết cho thấy các tính năng của Leica DVM6 ưu việt cho một số phân tích pháp y nhất định [9]. Ô có đánh dấu X có nghĩa là tính năng "ưu việt" cho phân tích cụ thể.

 

Độ phóng đại

Nguồn sáng

Quan sát

Phối cảnh

Chụp ảnh 3D

Chụp ảnh 2D

 

Vật kính thấp

Vật kính trung bình

Vật kính cao

Vòng tích hợp/

Ánh sáng đồng trục

Chùm sáng chụm

(LED5000 SLI)

Ánh sáng truyền qua (BLI)

Nghiêng

Xoay

 

Độ sâu trường mở rộng

(Hội tụ vô cực)

 

Tạo ảnh X-Y

    (Scan)

Leica DVM6 S

 

 

 

 

 

 

 

 

Dựng ảnh trục Z

 

 

Dựng ảnh

trục XY

 

Leica DVM6 A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dựng ảnh

Mẫu 3D

 

Ghép ảnh

Mẫu tóc và sợi

 

X

X

X

X

X

 

 

X

X

X

 

 

Mảnh vụn sơn

X

X

X

X

X

 

X

X

X

X

X

 

 

Tàn dư nổ

X

X

X

X

X

 

X

X

X

X

 

 

 

Mảnh vụn

X

X

X

X

X

 

X

X

X

X

 

 

 

Đất

X

X

X

X

X

 

X

X

X

X

 

 

 

Thủy tinh

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

 

 

 

Côn trùng học

X

X

 

X

 

 

 

 

X

X

X

X

X

 

 

Kết luận

 

Các hình ảnh dẫn chứng trong bài viết đã chỉ ra rằng, việc sử dụng các tính năng thực tế của kính hiển vi kỹ thuật số Leica DVM6 để phân tích pháp y các bằng chứng từ tóc, sợi, lớp sơn, tàn dư vụ nổ và côn trùng học đưa đến một giải pháp triển khai công việc nhanh chóng, hiệu quả, chẳng hạn như thay đổi độ phóng đại trên toàn dải thuận tiện; xoay và nghiêng đầu quan sát chỉ bằng một tay; vận hành kính hiển vi và phân tích dữ liệu bằng phần mềm trực quan và nguồn sáng linh hoạt.

 

Các tài liệu tham khảo:

 

 

1.           J. DeRose, G. Schlaffer, WhatYou Always Wanted to Know About Digital Microscopy, but Never Got Around to Asking,Science Lab
 
2.           J. DeRose, M. Doppler, Forensic Investigations Made Easy and Fast with Digital Microscopy Part 1: ballistics, tool marks, questioneddocuments,counterfeiting,forgery,ScienceLab
3.           J. DeRose, G. Schlaffer, Digital Microscopy with Versatile Illumination and Various Contrast Methods for More Efficient InspectionandQualityControl:Exampleapplications using the Leica DVM6 with integrated ring light or coaxial illumination system,ScienceLab
4.           J. DeRose, G. Schlaffer, AutomotiveIndustry:Rapid and Precise Surface Inspection on Hard-to-Image Samples,LeicaMicrosystemsWebsite
5.           J. DeRose, G. Schlaffer, MicroelectronicsTechnical Report Part 1: Inspecting and Analyzing Printed Circuit Boards Quickly andReliably with a Digital Microscope,Leica DVM6 Product Page
6.           J. DeRose, A. Reinhold, G. Schlaffer, Automotive Industry: HowSuppliers and Auto Manufacturers Can Verify Parts Specifications Quickly and Easily Inspecting and Documenting Automotive Parts with Digital Microscopy, ScienceLab
7.           J. DeRose, G. Parma, FastandReliable Inspection of Printed Circuit Boards with Digital Microscopy, ScienceLab
 
8.           J. DeRose, M. Doppler, WhatDoes30,000:1 Magnification Really Mean? Some Useful Guidelines for Understanding Magnification in Today’s New Digital Microscope Era,ScienceLab
9.           LeicaDVM6ProductPage,Technical Specifications,LeicaMicrosystemsWebsite
 
10.      D.W.Deedrick,FederalBureauofInvestigation(FBI)ForensicScienceCommunications,Hairs, Fibers, Crime, and Evidence Part 3:Crime and Evidence,vol. 2, no. 3, July 2000,
11.      D.Nivens, CHEM 4600 Special Topics: ForensicChemistry,ArmstrongStateUniversity
 
12.      D.W.Deedrick,FederalBureauofInvestigation(FBI)ForensicScienceCommunications,Hairs, Fibers, Crime, and Evidence Part 1: Hair Evidence, vol. 2, no. 3, July 2000,
13.      J.M. Moore, A.R. Isenberg, Federal Bureau of Investigation (FBI) Forensic Science Communications, MitochondrialDNAAnalysisattheFBILaboratory,vol. 1, no. 2,July 1999
14.      D.W.Deedrick,FederalBureauofInvestigation(FBI)ForensicScienceCommunications,Hairs, Fibers, Crime, and Evidence Part 2:FiberEvidence,vol. 2, no. 3, July 2000
15.      ScientificWorkingGrouponMaterials Analysis (SWGMAT), Federal Bureau of Investigation (FBI) Forensic Science Communications, ForensicPaint Analysis and Comparison Guidelines, vol. 1, no. 2,July 1999
16.      C.Muehlethaler, L. Gueissaz, G. Massonnet, ForensicPaint Analysis, Section: Chemistry/Trace/Paint and Coating, Encyclopedia ofForensic Sciences, 2nd Ed.(Elsevier, 2013) pp. 265–272, ISBN: 978-0-12-382166-9, doi: 10.1016/B978-0-12-382165-2.00109-4

17.     J.G. McDonald, D.E. Maslanka, K.H. Mount, M.L. Miller, Federal Bureau of Investigation (FBI) Forensic Science Communications, DevelopmentandTesting of a Solid Phase Microextraction Method for the Trace Analysis of Nitro Organic Explosives Using GasChromatography-ElectronCaptureDetectorandGasChromatography-MassSpectrometry,vol. 6, no. 4,October2004
18.     T.Tamiri,S.Zitrin,Explosives:Analysis,Section:Chemistry/Trace/Explosives,EncyclopediaofForensicSciences,2ndEd.(Elsevier,
2013) pp. 64–84, ISBN: 978-0-12-382166-9, doi: 10.1016/B978-0-12-382165-2.00083-0
                                                                            
19.     J.D. Kelleher, Federal Bureau of Investigation (FBI) Forensic Science Communications, ExplosivesResidue: Origin and Distribution,vol. 4, no. 2, April 2002
20.     J. Crippin, Explosions,Section:Chemistry/Trace/Explosives,EncyclopediaofForensicSciences,2ndEd.(Elsevier, 2013) pp. 104–
108,ISBN: 978-0-12-382166-9, doi: 10.1016/B978-0-12-382165-2.00085-4
 
21.     G.S.Anderson,ForensicEntomology:TheUseofInsectsin Death Investigations
 
22.     I.Joseph,D.G. Mathew, P. Sathyan, G. Vargheese, Theuseofinsectsin forensic investigations: An overview on the scope offorensic entomology, Journal of Forensic Dental Sciences, vol. 3, iss. 2,pp.89-91(2011),doi: 10.4103/0975-1475.92154
23.     J. Wiesner, M. Benecke, EvenInsectFragmentsThrowLightonHowCrimesAreCommitted:HowForensicBiologist Dr. MarkBeneckeGains Insights,ScienceLab
 
 

Tin liên quan