Kết hợp kỹ thuật hiển vi đồng tiêu (confocal) với ánh sáng phẳng (light sheet) để chụp ảnh được các mẫu y sinh nhạy cảm trong một khoảng thời gian dài.
Mannheim, Germany. Giải pháp ánh sáng phẳng (LightSheet) kỹ thuật số của Leica Microsystems được trao giải thưởng sáng tạo 2016 “Microscopy Today” tại Columbus, Ohio, Hòa Kỳ. Kết hợp nền tảng hiển vi đồng tiêu Leica TCS SP8 với công nghệ ánh sáng phẳng đem đến cho các nhà nghiên cứu khả năng chụp ảnh đồng tiêu lẫn ánh sáng phẳng trên cùng một thí nghiệm. Kỹ thuật hiển vi ánh sáng phẳng tác động rất nhẹ lên mẫu, qua đó làm tăng thêm khả năng tồn tại của tế bào, thật thú vị khi có thể chụp ảnh tại tốc độ lấy mẫu cao cả về không gian lẫn thời gian. Đặc biệt, kỹ thuật này vô cùng hữu ích đối với các loại mẫu nhạy cảm như phôi, mầm, tế bào nuôi cấy. Ngoài ra, sự kết hợp này còn giúp các nhà nghiên cứu có thể thao tác mẫu ở chế độ đồng tiêu rồi quan sát lâu hơn ở chế độ ánh sáng phẳng. Leica TCS SP8 DLS là một trong mười thành tựu mà giải thưởng Microscopy Today, tạp chí của hiệp hội hiển vi Hoa Kỳ, ghi nhận hàng năm về mức độ quan trọng và hữu ích đối với cộng đồng hiển vi.
“Thật vinh dự khi được nhận giải thưởng sáng tạo 2016 “Microscopy Today” cho giải pháp ánh sáng phẳng kỹ thuật số” Markus Lusser, Chủ tịch của tập đoàn Leica Microsystems nói. “Giải thưởng này đã minh chứng rằng lợi ích của sự kết hợp giữa kỹ thuật hiển vi đồng tiêu với ánh sáng phẳng lớn như thế nào đối với các nhà nghiên cứu, hơn nữa giải pháp này còn tạo ra sự linh hoạt tối đa trong thiết kế các phép thí nghiệm. Mọi nhà nghiên cứu đều quan tâm đặc biệt đến chất lượng hình ảnh và tốc độ ghi thông tin. Tôi vô cùng tự hào để nói rằng có rất nhiều các nhà nghiên cứu đã phải vô cùng ngạc nhiên với khả năng vận hành đáng kinh ngạc của mô-đun ánh sáng phẳng trên nền tảng kính hiển vi đồng tiêu trong ứng dụng chụp ảnh mẫu nhạy cảm trong một khoảng thời gian dài”.
Trong kỹ thuật hiển vi ánh sáng phẳng, mẫu được chiếu sáng theo một mặt đơn (single plane) để giảm tác động của ảnh sáng lên mẫu, qua đó bảo vệ và duy trì được hình thái tự nhiên của mẫu. Bằng kỹ thuật dịch chuyển mẫu dọc theo mặt phẳng đơn này thì có thể chụp được các cấu trúc 3-chiều. Máy ảnh tốc độ cao cho phép chụp ảnh quá trình hình thành tế bào (cellular process). Do đặc tính tác động lên mẫu cực nhỏ, kỹ thuật hiển vi ánh sáng làm tăng thêm khả năng tồn tại của tế bào – với Leica TCS SP8 DLS thì có thể chụp ảnh nhiều mẫu cùng lúc trên các phép thí nghiệm đa vị trí, giúp nâng cao công suất làm việc.
Mô-đun ánh sáng phẳng được tích hợp đồng bộ với nền tảng hiển vi đồng tiêu Leica TCS SP8 và có thể mở rộng với rất nhiều tùy chọn chụp ảnh hiển vi. Tất cả các phiên bản hiển vi đồng tiêu Leica TCS SP8 đều có thể nâng cấp với mô-đun hiển vi ánh sáng phẳng hay với các kỹ thuật hiển vi mở rộng khác như hiển vi phân giải siêu cao STED (làm nghèo phát xạ kích thích), hiển vi đa photon (multiphoton), với nguồn kích thích laze hay chụp ảnh phân tích định lượng (quantitative imaging).