Hội chứng liệt chu kỳ là tập hợp một nhóm các loại rối loạn di truyền hiếm gặp xảy ra do có một gen đột biến và biểu hiện qua những tình trạng suy nhược cơ hoặc liệt. Do nồng độ kali trong nước bọt được phát hiện có tương quan với nồng độ kali trong máu, người mắc hội chứng liệt chu kỳ có thể thực hiện phép thử nước bọt đơn giản và nhanh chóng với bút đo LAQUAtwin Kali K-11 để tự kiểm tra nhằm tìm ra biện pháp giảm thiểu hiện tượng cơ yếu nhẽo hoặc liệt cơ.
Giới thiệu
Nước bọt là một loại chất lỏng được hình thành trong miệng một số động vật và con người. Nó được tiết ra qua các tuyến nước bọt giúp tiêu hóa thức ăn và duy trì vệ sinh răng miệng. Nước bọt của người được tạo thành bởi 99,5% nước và các chất điện giải, chất nhầy, bạch cầu, tế bào biểu mô, glycoprotein, enzyme và các tác nhân kháng vi khuẩn. Các chất điện phân trong nước bọt bao gồm natri (Na+), kali (K+), canxi (Ca2+) và magiê (Mg2+), clorua (Cl-), bicacbonat (HCO3-), phosphat (PO43-) và i ốt (I-) . Các ion này giữ độ axit trong miệng ở một khoảng pH nhất định (pH 6.2 - 7.4).[1]
Một loạt các rối loạn di truyền hiếm gặp có biểu hiện qua các cơn yếu cơ tạm thời hoặc hiện tượng tê liệt xảy ra không đều. Nguyên nhân gây ra những rối loạn này là do đột biến di truyền gây kìm hãm sự phát triển và chức năng của một số kênh ion trong màng cơ. Các kênh ion dạng lỗ mở cho phép chuyển động của ion vào và ra khỏi tế bào. Các kênh ion bị khiếm khuyết này không thể điều khiển sự di chuyển của ion một cách hợp lý khi nồng độ kali huyết thay đổi, dẫn đến mất cân bằng tỷ lệ của Na+ và K+ bên trong và bên ngoài tế bào. Hậu quả của sự không cân bằng này dẫn đến cơ phản ứng kém hơn hoặc ngừng phản ứng (liệt).[2]
Phần lớn các trường hợp mắc hội chứng liệt chu kỳ được xác định nguyên nhân do sự thay đổi nồng độ kali huyết [3]. Các giá trị huyết thanh có thể so sánh thông qua nồng độ các chất điện giải trong nước bọt [4]. Một số bệnh nhân mắc hội chứng này đang sử dụng bút đo LAQUAtwin Kali K-11 để theo sát tình trạng nồng độ Kali tại nhà qua những thử nghiệm nhanh vô cùng tiện lợi.
Bút đo LAQUAtwin Kali K-11 có khả năng kiểm tra chỉ bằng một lượng mẫu rất nhỏ trong vòng vài giây. Đầu cảm biến có thể thay thế và được gắn với một điện cực phẳng chọn lọc ion kali kết hợp với một điện cực chuẩn. Với thiết kế độc đáo, cảm biến này có thể đo trực tiếp bằng 0,3mL mẫu hoặc chỉ 0,05mL với tấm lấy mẫu. Màn hình LCD kỹ thuật số hiển thị kết quả tại các đơn vị ppm, mg/L hoặc mmol/L. Lưu ý rằng đơn vị mg/L tương đương với một phần một triệu (ppm).
Phương pháp
Thiết lập và hiệu chỉnh
Trước khi bắt đầu sử dụng bút đo LAQUAtwin Kali K-11, điều đầu tiên cần làm là vệ sinh bộ cảm biến sạch sẽ nhằm ngăn ngừa các tác nhân có hại làm bẩn các dung dịch chuẩn và mẫu gây ảnh hưởng đến sự chính xác của kết quả.
1. Điều chỉnh đơn vị đọc mẫu của bút đo là mmol/L.
2. Rửa cảm biến bằng nước cất hoặc nước khử ion và thấm khô bằng giấy mềm.
3. Hiệu chuẩn bút đo LAQUAtwin K-11 theo hướng dẫn của nhà sản xuất bằng các dung dịch chuẩn 150 và 2000 ppm được cung cấp kèm bộ thử.
4. Khi bút đo đã được cài đặt ở đơn vị mmol/L, các dung dịch hiệu chuẩn 150 và 2000 ppm sẽ hiển thị các giá trị hiệu chuẩn lần lượt là 3.8 và 51 mmol/L K+.
Chuẩn bị và đo mẫu
1. Người bệnh cần lấy mẫu không được ăn, chải răng, hoặc sử dụng bất cứ chất có cồn nào trong 20 phút trước khi thử nghiệm. Để có kết quả chính xác, cần đảm bảo nhiệt độ của các dung dịch hiệu chuẩn và mẫu giống nhau.
2. Lấy mẫu nước bọt từ miệng người bệnh rồi đặt trực tiếp lên cảm biến. Hoặc, sử dụng nhíp thấm đều nước bọt lên miếng đựng mẫu rồi đặt lên cảm biến.
3. Đóng nắp bảo vệ bộ cảm biến và ghi lại kết quả.
4. Rửa bộ cảm biến bằng nước cất hoặc nước khử ion và lau khô bằng giấy mềm.
Tham khảo Bảng 1 (Table 1) để đối chiếu lượng Kali tương ứng trong huyết thanh.
Kết quả và Lợi ích từ việc sử dụng bút đo LAQUAtwin Kali K-11
Theo thông tin từ trang web của Tổ chức Liệt chu kỳ Quốc tế, các chỉ số nước bọt được thực hiện bằng máy Cardy K+ (tương đương với các thiết bị LAQUAtwin B-731 và K-11) đã chứng minh độ chính xác khi so sánh với các giá trị huyết thanh được lấy và xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Các kết quả tương quan dựa trên mức huyết thanh cho phép trong cơ thể người là 3,5 - 5,5 mmol/L K+ và nước bọt là 8 - 40 mmol/L K+ [5].
Với cấu tạo gọn nhẹ và dễ sử dụng, bút đo LAQUAtwin Kali K-11 chống thấm nước giúp một người bị liệt chu kỳ có thể dễ dàng tự quản lý và đánh giá tình trạng hội chứng của mình. Người dùng có thể làm kiểm tra nhanh nước bọt và đơn giản để theo dõi mức kali nhằm điều chỉnh chế độ ăn kiêng, vận động và các yếu tố khác có thể gây ra tình trạng rối loạn và thực hiện các điều chỉnh cần thiết để phòng tái phát, giảm nhẹ các cơn bệnh gây yếu nhẽo và tê liệt cơ.
Xin lưu ý rằng bút đo túi Kali không thấm nước LAQUAtwin K-11 không được dùng làm thiết bị y khoa hoặc thay thế lời khuyên của chuyên gia y tế. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến chuyên môn, kết hợp sử dụng bút đo cùng với thực hiện các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm.
Các bài viết tham khảo:
1. Saliva. Wikipedia. https://en.wikipedia.org/wiki/Saliva
2. Periodic Paralysis International – What is Periodic Paralysis? Retrieved from http://hkpp.org/what-is-periodic-paralysis on 20 September 2017.
3. Periodic Paralyses. Medscape. Retrieved from http://emedicine.medscape.com/article/1171678-overview on 22 September 2017.
4. Periodic Paralysis International – Testing Potassium Levels with the Cardy Potassium Ion Meter. Retrieved from http://hkpp.org/test-K-cardy-meter on 20 September 2017.
5. Periodic Paralysis International - Saliva to Serum Potassium Concentrations. Retrieved from http://hkpp.org/saliva-to-serum-k on 20 September 2017.
**************************************************************************
Để được tư vấn và biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Sao Đỏ Việt Nam
Email: info@redstarvietnam.com