Công ty TNHH Sao Đỏ Việt Nam

Icons giỏ hàng Giỏ hàng 0
Tổng : 0 đ
Trang chủ  /  Tin tức  /  Đo lường & Kiểm nghiệm

Đo hàm lượng kali trong đất

8.479 lượt - 06-08-2015, 4:18 pm

Đo hàm lượng kali
trong đất

Cùng với Đạm (N) và Lân (P), Kali (K) là một trong những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng quan trọng nhất đối với sự tăng trưởng và phát triển của cây trồng. Việc xác định hàm lượng kali trong đất một cách chính xác sẽ giúp đề ra biện pháp canh tác hợp lý, đảm bảo thu được năng suất cây trồng ở mức cao nhất.

 

Giới thiệu

Cùng với Đạm (N) và Lân (P), Kali (K) là một trong những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng quan trọng nhất đối với sự tăng trưởng và phát triển của cây trồng: 

 

 - Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá năng lượng trong quá trình đồng hoá các chất trong cây.

 

 - Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tac động không thuận lợi từ bên ngoài, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành nhiều, lá ra nhiều. Kali làm cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng cường khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét.

 

 - Kali làm tăng phẩm chất nông sản và góp phần làm tăng năng suất cho cây. Kali làm tăng lượng đường trong quả làm cho màu sắc quả đẹp tươi, hương vị quả thơm và làm tăng khả năng bảo quản quả. Kali làm tăng chất bột trong củ khoai, làm tăng lượng đường trong mía.

 

 - Kali cần thiết cho mọi loại cây trồng, nhưng quan trọng nhất đối với nhóm cây chứa nhiều đường hay tinh bột như lúa, ngô, mía, khoai tây ... Bón K sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng N và P.

 

Biểu hiện rất rõ khi thiếu K là lá hẹp, ngắn, xuất hiện các chấm đỏ, lá dễ héo rũ và khô. Cây lúathiếu K sinh trưởng kém, trỗ sớm, chín sớm, nhiều hạt lép lửng, mép lá về phía đỉnh biến vàng. Ngôthiếu K làm đốt ngắn, mép lá nhạt dần sau chuyển màu huyết dụ, lá có gợn sóng. Điều đặc biệt là K có vai trò quan trọng trong việc tạo lập tính chống chịu của cây trồng với điều kiện bất thuận (hạn, rét) cũng như tính kháng sâu bệnh, vì vậy nếu thiếu K sẽ làm những chức năng này suy giảm đi.

 

Với vai trò quan trọng đối với cây trồng như vậy, sẽ là rất hữu ích nếu có thể xác định được hàm lượng kali có trong đất, để từ đó đề ra biện pháp canh tác và bổ sung kali một cách hợp lý, đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho sự tăng trưởng và phát triển của cây trồng. 

 

Thông thường, người ta sử dụng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AA) hay phương pháp quang phổ phát xạ nguyên tử (ICP-OES) để đo hàm lượng kali trong đất bằng cách trước tiên là trích ra ion kali từ mẫu đất bằng dung dịch amoni axetat (CH3COONH4) nồng độ 1 mol/l. Chúng là các phương pháp được sử dụng trong phòng thí nghiệm.

 

Một phương pháp đơn giản và nhanh chóng hơn là sử dụng máy đo LAQUAtwin K+ B-731. Quy trình trích ly giống như của phương pháp trong phòng thí nghiệm. Chỉ dẫn sau đây sẽ giải thích cho bạn làm thế nào để đo được nồng độ ion kali với tương quan tốt với kết quả phân tích từ phòng thí nghiệm.

 

Phương pháp

 

1. Lấy 4 mẫu đất khô, mỗi mẫu 1g cho vào các cốc thí nghiệm 100 ml, hai cốc thí nghiệm cho một mẫu.

 

2. Chuẩn bị hai phương pháp trích ly cho mỗi mẫu, phương pháp thứ nhất là sử dụng 20 ml dung dịch CH3COONH4 1 mol/l, và phương pháp thứ hai là sử dụng 20 ml dung dịch CH3COONH4 0,01 mol/l.

 

3. Lắc trong khoảng 1 tiếng để trích ly ion K+ từ đất bằng cách sử dụng máy lắc để bàn.

 

4. Hiệu chuẩn máy đo LAQUAtwin B-731 với dung dịch K+ chuẩn 150 mg/l và 2000 mg/l được cung cấp cùng với máy đo.

 

5. Đo nồng độ ion kali của dung dịch lọc với máy B-731 đã hiệu chuẩn và với một máy đo quang phổ phát xạ (ví dụ máy HORIBA Jobin Yvon model ULTIMA2).

 

6. Thực hiện phép đo với 4 mẫu khác.

 

Kết quả và lợi ích

 

LAQUAtwin B-731 cho phép kiểm tra ion kali tại hiện trường với độ chính xác gần với các kỹ thuật trong phòng thí nghiệm.

 

Bảng 1 thể hiện kết quả từ máy đo quang phổ phát xạ (ICP-OES) và máy đo LAQUAtwin K+ cho mẫu được trích ly với dung dịch CH3COONH4 1 mol/l và 0,01 mol/l.

 

Bảng 1: nồng độ K+ đo bởi máy ICP-OES và máy LAQUAtwin B-731 với mẫu được trích ly bằng dung dịch CH3COONH4 1 mol/l và 0,01 mol/l.

 

Loại đất

Trích ly sử dụng dd CH3COONH4 1 mol/l

Trích ly sử dụng dd CH3COONH4 0,01 mol/l

ICP-OES

LAQUAtwin K+

ICP-OES

LAQUAtwin K+

Đất trồng rau (trong nhà)

35

120

27

25

Đất trồng bắp cải (trên cánh đồng)

16

76

14

14

Lá củ cải (trên cánh đồng)

25

130

18

19

Cây mù tạt (trên cánh đồng)

21

93

17

16

 

Dựa vào Bảng 1, có thể thấy rằng kết quả đo được bởi LAQUAtwin K+ lớn hơn kết quả của ICP-OES khi sử dụng dung dịch trích CH3COONH4 1 mol/l, do CH3COONH4 bị ảnh hưởng mạnh bởi ion NH+. Tuy nhiên, với dung dịch 0,01 mol/l, thì mặc dù hiệu suất trích ly giảm khoảng 80% (hình 1), nhưng lại thu được tương quan rất tốt (R2 = 0,981 và R2 = 0,962) giữa kết quả thu được từ ICP-OES và từ LAQUAtwin (hình 2).

 

Hình 1 thể hiện hiệu suất trích ly ion kali đo được bởi ICP-OES. Đặt dung dịch trích CH3COONH4 1 mol/l như là 100%, sự thay đổi hiệu suất được thể hiện trên đồ thị phụ thuộc vào nồng độ CH3COONH4 khác nhau.

 

Hình 2 thể hiện tương quan giữa kết quả của ICP-OES và LAQUAtwin K+ với dung dịch trích CH3COONH4 0,01 mol/l.

 

 

 

 

Máy đo Ion bỏ túi

LAQUAtwin: máy đo duy nhất với công nghệ cảm biến phẳng

Công nghệ cảm biến phẳng, độ nhạy cao của HORIBA mở ra nhiều khả năng lấy mẫu. Chỉ cần một lượng nhỏ mẫu, do đó bạn có thể dễ dàng kiểm nghiệm tại hiện trường mà không cần cốc có mỏ hay các dụng cụ thí nghiệm khác. Cảm biến cũng có thể được thay thế dễ dàng nếu yêu cầu

 

Hiệu chuẩn và đo chỉ với một nút bấm – biểu tượng mặt cười sẽ cho bạn biết khi nào có thể đọc kết quả

Hiệu chuẩn tự động không hề phiền nhiễu chỉ với một vài giọt dung dịch chuẩn đảm bảo một lần nữa phép đo của bạn là chính xác. Cũng có thể thực hiện hiệu chuẩn hai điểm. (trừ model B-711.)

 

 

LAQUAtwin hoàn toàn chống nước và chống bụi

 

Máy đo và cảm biến hoàn toàn chống nước (tiêu chuẩn IP67. Có thể ngâm nước ở độ sâu 1 m trong vòng 30 phút. Không thích hợp sử dụng dưới nước.) và chống bụi, do đó bạn có thể mang nó đi bất cứ đâu.

 

Hộp đựng thiết bị tiêu chuẩn để dễ dàng mang theo

Hộp đựng nhỏ gọn chứa mọi thứ cần thiết cho phép đo của bạn, bao gồm dung dịch chuẩn và các tấm lấy mẫu.

 

1 X 6

Một máy đo, sáu phương pháp

Chỉ có LAQUAtwin mới cho phép bạn sự linh hoạt như vậy!
Lựa chọn phương pháp tốt nhất tùy theo mẫu vật, tình huống và nhu cầu của bạn.

 

Các phương pháp đo pH

  • 01. Nhúng

    Khi bạn đang ở trong phòng thí nghiệm, bạn có thể kiểm tra mẫu đựng trong một cốc có mỏ. Chỉ cần đảm bảo là nắp bảo vệ điện cực được mở.

  • 02. Xúc
    Sử dụng như một cái thìa xúc để kiểm tra, ví dụ như nước trong một dòng sông. Cũng có thể xúc thẳng để kiểm tra mẫu nước bể cá với nắp bảo vệ điện cực đặc biệt.
  • 03. Nhỏ giọt
    Nhỏ một giọt mẫu lên bề mặt cảm biến với một pipet. Máy đo LAQUAtwin có thể đo được thể tích mẫu nhỏ đến 0,1 ml.
  • 04. Mẫu thể rắn
    Có thể kiểm tra các thực phẩm có độ ẩm bằng cách đặt một miếng nhỏ trực tiếp lên điện cực.
  • 05. Mẫu dạng bột
    Máy đo LAQUAtwin cũng có thể kiểm tra các loại bột khô. Chỉ đơn giản đặt mẫu bột lên cảm biến và nhỏ vào đó một lượng nước nhất định.
  • 06. Giấy và Vải
    Để kiểm tra các tấm giấy và vải, cắt mẫu ra thành các miếng nhỏ và đặt trực tiếp lên cảm biến. Sau đó nhỏ vào đó một lượng nước nhất định.
 
  • Đo pH

    Phép đo pH chính xác trong vài giây, chỉ từ một giọt chất lỏng.

    Độ pH của nước thay đổi trong các môi trường khác nhau, và một sự thay đổi nhỏ cũng thường có tác động rất lớn.

    Dù là bạn cần duy trì pH trong bể cá nằm trong một giới hạn chặt chẽ, kiểm tra độ a xít của nước mưa hay chất lượng sản phẩm thịt và cá, máy đo pH nhỏ gọn LAQUAtwin là lý tưởng cho bạn. Có thể kiểm tra ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào.

  • Đo độ dẫn

    Xác định độ dẫn điện của nước chỉ với một lượng mẫu chỉ 0,12 ml. Độ dẫn điện của nước mưa là một chỉ dẫn đáng tin cậy để xác định mức độ ô nhiễm của bầu khí quyển. Trong nông nghiệp, đo độ dẫn của đất cho phép người nông dân và các nhà nông nghiệp xác định liều lượng phân bón tối ưu và kiểm tra “sức khỏe” của đất sau khi bị nhiễm nước mặn. Máy đo LAQUAtwin giúp cho việc kiểm tra độ dẫn trở nên đơn giản, ở bất cứ đâu.

  • Đo Na+

    Chỉ một máy đo nhỏ gọn duy nhất để đo nồng độ ion Natri sử dụng màng điện cực chọn lọc ion một cách nhanh chóng và đáng tin cậy.

 
  •  Đo K+

    Chỉ một máy đo nhỏ gọn duy nhất để đo nồng độ ion Kali sử dụng màng điện cực chọn lọc ion một cách nhanh chóng và đáng tin cậy.

  • Đo NO3-

    Chỉ một máy đo nhỏ gọn duy nhất để đo nồng độ ion Ni-trát một cách nhanh chóng và đáng tin cậy. Cũng có sẵn các bộ trang bị đặc biệt để kiểm tra cây trồng (B-741) và đất trồng (B-742).

  • Đo Ca2+

    Chỉ một máy đo nhỏ gọn duy nhất để đo nồng độ ion Can-xi sử dụng màng điện cực chọn lọc ion một cách nhanh chóng và đáng tin cậy.

Tin liên quan