Công ty TNHH Sao Đỏ Việt Nam

Icons giỏ hàng Giỏ hàng 0
Tổng : 0 đ
Trang chủ  /  Tin tức  /  Khoa học & Kỹ thuật

Kính hiển vi điện tử quét (VP-SEM) trong ứng dụng giải phẫu bệnh phẩm

3.167 lượt - 27-11-2016, 7:53 pm

Ngày nay, nhu cầu về quan sát và chuẩn đoán bệnh lý ngày càng phức tạp và vượt qua giới hạn quan sát của các loại kính hiển vi quang học (OM). Kính hiển vi quang học có độ phóng đại tối đa đến khoảng 2000 lần nên không thể quan sát được các tổn thương tế bào, mô có cấu trúc siêu nhỏ. Điều này đã dẫn đến quá trình vận dụng kính hiển vi điện tử quét (SEM) để có thể quan sát được các cấu trúc cỡ nanomét trong công tác chuẩn đoán bệnh.

 

Loại kính hiển vi điện tử quét (SEM) tiêu chuẩn có chế độ chân không thấp (Low Vacuum) phù hợp cho quan sát các loại mẫu y sinh. Tuy nhiên, thực tiễn sử dụng còn đặt ra yêu cầu là phải dễ sử dụng, kích thước nhỏ gọn, di dộng và đa năng. Loại kính hiển vi điện tử quét để bàn TM3030 của hãng HITACHI là câu trả lời hoàn hảo cho những yêu cầu trên. Trong năm nay, hãng HITACHI đã phối hợp với nhiều bệnh viện đầu ngành tại Việt Nam để tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề về khả năng ứng dụng của kính hiển vi điện tử quét (SEM) trong công tác chuẩn đoán và giải phẫu bệnh phẩm. Các buổi hội thảo này đã được các bác sĩ chuyên khoa quan tâm và đón nhận rộng rãi. Tất cả các chuyên gia đều đồng ý rằng kính hiển vi điện tử quét (SEM) sẽ là công cụ hữu hiệu để quan sát và chuẩn đoán bệnh phẩm yêu cầu độ phóng đại và phân giải cao. Kính hiển vi điện tử quét (SEM) chắc chắn là thiết bị bổ trợ hoàn hảo cho kính hiển vi quang học (OM). Dưới đây là một số hình ảnh về hoạt động hội thảo chuyên đề tại Việt Nam.

 

 

Mô tả dưới đây thể hiện quy trình chuẩn bị mẫu bệnh phẩm để quan sát dưới kính hiển vi điện tử quét (SEM) và một số kết quả ứng dụng so với kính hiển vi quang học.

 

  Trước tiên mẫu bệnh phẩm sẽ được thao tác và nhuộm bằng thuốc nhuộm Platinum-Blue (Pt-Blue)

 

   Sau đó mẫu bệnh phẩm trên lam kính được đưa vào buồng mẫu của kính hiển vi điện tử quét để bàn HITACHI TM3030.

                   

 

  Ảnh bên phải là ảnh hiển vi quang học (OM) còn ảnh bên trái là ảnh hiển vi điện tử quét (SEM). Ảnh SEM được chụp ở chế độ chân không thấp giúp quan sát được sự biến đổi bệnh lý của màng nền. Khi sử dụng kính hiển vi quang học (OM), ta không thể nhận biết được sự biến đổi của khối u não (GBM) (mũi tên). Nhưng khi quan sát bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM) ở cùng vị trí này tại độ phóng đại 3000 lần thì ta có thể quan sát rõ ràng khối u này như ở ảnh bên phải dưới đây: 

 

  Dưới đây là hình ảnh ứng dụng của mẫu tiểu cầu được chụp bằng kính hiển vi điện tử quét chân không thấp (LV-SEM). Mẫu được nhuộm bằng chất nhuộm Platinum-blue (Pt-Blue) theo phương pháp Inaga. Mẫu lát mỏng được nhuộm với Pt-Blue trong 20 phút. Sau đó được quan sát bằng LV-SEM và có thể thấy rõ các cấu trúc tế bào của mẫu vật như ảnh dưới đây: 

Tin liên quan