Công ty TNHH Sao Đỏ Việt Nam

Icons giỏ hàng Giỏ hàng 0
Tổng : 0 đ
Trang chủ  /  Tin tức  /  Y tế & Khoa học đời sống

Ứng dụng của kính hiển vi sinh học trong công nghệ sinh học (Biotechnology)

5.186 lượt - 11-08-2016, 5:28 pm

Giới thiệu chung

 

Leica nhận giải thưởng sáng tạo Microscopy Today 2016

Vi sinh vật (microorganisms) là những sinh vật nhỏ bé đến mức chỉ có thể thấy được chúng dưới kính hiển vi quang học hay kính hiển vi điện tử. Vi sinh vật gây ra rất nhiều bệnh hiểm nghèo cho người, cho gia súc, gia cầm. Tuy nhiên số vi sinh vật gây bệnh chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong thế giới vi sinh vật. Từ xa xưa người ta đã biết ứng dụng các vi sinh vật có ích (tuy chưa hề biết tới sự tồn tại của chúng) để chế biến thực phẩm (như  nấu rượu, làm tương, mắm, nước mắm, giấm, sữa chua, chao, muối dưa, muối cà, ...), ủ phân, ngâm vỏ cây lấy sợi, xếp ải đất, trồng luân canh với cây họ Đậu...; hoặc sử dụng các biện pháp để ngăn chặn tác hại của vi sinh vật (như ướp muối thịt, cá, làm mứt, phơi khô củ cải, tôm, cá...). Vi sinh vật học trở thành nền tảng cho sự phát triển của Công nghệ sinh học (CNSH). Người ta chia sự phát triển của CNSH ra thành 3 giai đoạn:

 

  • CNSH truyền thống là các quá trình dân dã nhằm chế biến , bảo quản các loại thực phẩm, xử lý đất đai, phân bón để phục vụ nông nghiệp...
  • CNSH cận đại  là quá trình sử dụng các nồi lên men công nghiệp để sản xuất ở quy mô lớn các sản phẩm sinh học như mỳ chính (bột ngọt), lizin và các axít amin khác, các acid hữu cơ, các dung môi hữu cơ, chất kháng sinh, một số vitamin (như vitamin B2, B12, C...), nhiều loại enzym...
  • CNSH hiện đại chia ra các lĩnh vực như CN di truyền (genetic engineering), công nghệ tế bào (cell engineering), công nghệ enzym và protein (enzyme/protein engineering), CN vi sinh vật/ CN lên men (microbial engineering / fermentation), CN môi trường (environmental engineering). CNSH hiện đại thường gắn liền với các cơ thể mang gen tái tổ hợp (recombination gene).

 

 

 

Phạm vi ứng dụng

 

Kính hiển vi sinh học được ứng phổ biến ở tất cả các chuyên ngành CNSH và là công cụ cơ bản nhất trong tất cả các phòng thí nghiệm sinh học. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của kính hiển vi sinh học trong lĩnh vựng nghiên cứu CNSH:

 

  • Vi sinh vật học: Xác định vi sinh vật trong thực phẩm và đồ uống bằng kỹ thuật trường sáng hay trường tối và huỳnh quang
  • Sinh học đại cương: Kiểm tra tế bào, mô phôi (phương pháp chuẩn bị mẫu cố định), quan sát chất nhuộm lên men, tính chất huỳnh quang hay phân tích tế bào sống (phương pháp phản pha/DIC)
  • Sinh học phát triển: Kiểm tra tổ chức sinh vật; tế bào, quan sát tích chất huỳnh quang, phân tích kỹ thuật GFP
  • Bia rượu: Kiểm soát chất nhuộm lên mem

 

Mẫu máu người

 

Giống quân anh

 

Nhiễm sắc thể

              

Tuyến mang tai   

 

Cây thông

                                                  

Nụ vị giác

 

 

 

Giải pháp Leica: Kính hiển vi sinh học Leica DM 1000/2000/2500/3000

 

 

Kính hiển vi sinh học Leica DM 1000 (LED)

 

 

Máy ảnh kỹ thuật số Leica

Dễ dàng. Tốc độ. Chất lượng.

Được lựa chọn để tối ưu hóa khả năng quan sát, dễ dùng và chụp ảnh tốc độ cao.

 

 

Máy ảnh kỹ thuật số MC190 HD

 

 

Nền tảng phần mềm Leica Application Suite X (LAS X):

Leica LAS X là một nền tảng phần mềm sử dụng đơn giản, được thiết kế chuyên cho ứng dụng nghiên cứu khoa học sự sống, đặc biệt cho các ứng dụng huỳnh quang từ chụp ảnh hiển vi phổ thông đến nâng cao trong nghiên cứu y sinh.

 

 

Giao diện nền tảng phần mềm Leica LAS X

Tin liên quan