Công ty TNHH Sao Đỏ Việt Nam

Icons giỏ hàng Giỏ hàng 0
Tổng : 0 đ

Máy phân tích nhiệt cơ (TMA)

Model:
Tình trạng: Liên hệ
Kỹ thuật phân tích nhiệt cơ (Thermomechanical Analysis - TMA) là phép đo sự thay đổi kích thước hay một tính chất vật lí nào đó của mẫu khi đặt trong các miền nhiệt độ khác nhau.
Bảo hành: 12 tháng


Giá bán: Liên hệ




Đặt hàng
  • Khung giờ giao hàng từ 8h00 - 18h00 hàng ngày.
  • Sản phẩm chính hãng, cung cấp CO & CQ.
  • Bảo hành miễn phí 12 tháng với máy chính.
  • Giá trên chỉ áp dụng đối với mặt hàng có sẵn.
    Đối với mặt hàng không có sẵn sẽ tính thêm phí vận chuyển.
Gửi email yêu cầu báo giá: info@redstarvietnam.com            Tất cả các ngày trong tuần

Kỹ thuật TMA sử dụng các đầu dò có thể thay thế lẫn nhau ở các mức tải trọng khác nhau để thực hiện một số các phép đo, bao gồm nhiệt độ hóa mềm hay nhiệt độ chuyể pha thủy tinh, mô đun kéo, mô đun nén, sự giãn nở nhiệt, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ chuyển pha tinh thể, nhiệt độ chuyển từ trạng thái tinh thể sang trạng thái vô định hình, và biến dạng dẻo, bằng cách đo sự thay đổi về kích thước của vật liệu.

 

TMA bao gồm một vài biến thể tùy theo đầu dò và phương pháp áp dụng với mỗi loại đầu dò: tải trọn nén, tải trọng kéo, phương pháp đâm xuyên, phương pháp uốn 3 điểm. Rigaku áp dụng các nguyên lý giãn nở vi sai trong đó sự giãn nở hay co ngót sinh ra bởi cơ chế phát hiện bản thân nó có thể được loại trừ. Điều đó giúp đạt được độ chính xác cao và độ lặp lại xuất sắc trong phép đo độ giãn nở và co ngót, thậm chí vả với các mẫu có độ giãn nở nhiệt thấp hay các mẫu mỏng. Thiết bị cũng có thể sử dụng các phương pháp đo không vi sai hay phương pháp giãn nở thông thường. Chế độ TMA động lực là một phương pháp điều khiển nhiệt độ trong đó sự co ngót mẫu đi kèm với hiện tượng nung kết được đo không phải ở một tốc độ đốt nóng không đổi mà tốc độ đốt nóng liên tục thay đổi tùy theo tốc độ co ngót.

 

Thông qua quá trình điều khiển nhiệt độ như vậy, có thể áp dụng mô phỏng chương trình nhiệt độ để ngăn chặn sự phát triển của các hạt và thu được vật liệu nung kết.

 

  • Phép đo độ nhạy và độ chính xác cao nhờ phương pháp vi sai.
  • Hệ thống đo đa chỉ tiêu với khả năng mở rộng.
  • Thao tác linh hoạt với các kích thước mẫu khác nhau.
  • Tốc độ đốt nóng và làm mát được tăng cường đáng kể nhờ lò đốt bằng điện nhỏ gọn.
  • Cơ chế thiết đặt mẫu đơn giản, đầu bảng trong dòng máy phân tích nhiệt cơ hiện nay.
  • An toàn là trên hết – yếu tố được nhấn mạnh trên toàn bộ hệ thống.
  • Các phương pháp đo khác nhau:

          - Phương pháp nén tải

           - Phương pháp kéo tải

           - Phương pháp đâm xuyên

           - Phương pháp đâm xuyên nhập vi sai độ nhạy cao

  • Dải nhiệt độ đo:

          - Model tiêu chuẩn: nhiệt độ môi trường đến 1100oC

           - Model nhiệt độ cao: nhiệt độ môi trường đến 1500oC

Chế độ đo

Nén tải*1

Kéo tải

Xuyên sâu qua tải

Loại

Chuẩn

Nhiệt độ cao

Xuyên sâu qua tải

Phương pháp xuyên sâu với độ nhay cao khác nhau

Hệ thống dò

Giản nở khác nhau

Giản nở không khác nhau

Giản nở khác nhau

Kích thước mẫu chuẩn

Đường kính 5 mm  (đường kính tối đa 9mm)

Độ dày: 10 - 200 µm

 

Đường kính 5 mm

Chiều dài: 10 - 20 mm

Chiều dài: 10, 15, 20 mm; Rộng : 5 mm

 

Dày: tối đa 4 mm

Chất liệu

SiO2

Al2O3

SiO2

Tải tối đa

1000 mN

Tầm đo nhiệt độ*2

Môi trường ->  1100°C

Môi trường đến 1500°C

Môi trường đến 600°C

Tốc độ gia nhiệt tối đa

100°C/phút (nhiệt độ lò thấp nhất: 20°C/phút)

Tầm đo (FS)

5000 µm

Chế độ nạp tải

Tải không đổi (lên đến 1000 mN theo hướng co ngót hoặc kéo, mỗi bước 1mN )
Tốc độ nạp tải không đổi (lên đến 1000 mN  theo hướng co ngót hoặc kéo tại lực 1 - 500 mN/phút)
Chu trình sóng sin (dao động từ 1 - 1000 mN và tần số dao động từ 0.01 - 1 Hz)

Đo ở áp suất khí quyển

Không khí, cấp khí vào bên trong hay lưu lượng khí

  

 

*1  Đặc tính kỹ thuật độ nhạy cao với phương pháp uốn cong 3 điểm phù hợp với chế độ chuẩn cho chế độ nén tải
*2  Lựa chọn: Lò nhiệt độ thấp từ:  -150°C  đến 600°C; Tự  động nạp Ni-tơ lỏng giúp làm lạnh  từ -150°C to 600°C

 

 

 

Phần mềm:

 

 

1. Chức năng bảo vệ dữ liệu đo

Trong quá trình đo, nếu có lỗi kết nối dữ liệu giữa trạm thu thập và thiết bị, thiết bị sẽ tiếp tục thực hiện phép đo đang tiến hành và dữ liệu đo khi đó được lưu ở trong thiết bị. Sau khi kết thúc quá trình đo có thể thu thập lại dữ liệu bằng một máy tính cá nhân. Chức năng này giúp bảo vệ các dữ liệu đo quý giá.

 

2. Chức năng thiết đặt hoạt động sau khi kết thúc đo

Có thể lựa chọn chế độ ECO hoặc power OFF sau khi kết thúc quá trình đo. Khi đó có thể thiết đặt nhiệt độ và trạng thái thời gian.

Có thể lựa chọn nhiều điều kiện vận hành cho quạt làm mát bằng không khí gắn với thiết bị như làm mát đến nhiệt độ phòng, hay không sử dụng quạt khi hoạt động liên tục.

 

3. Chế độ ECO

Sau khi hoàn thành phép đo, có thể lựa chọn chế độ ECO khi đang ở trạng thái chờ (stand-by) để giảm tiêu thụ điện năng. Đặc biệt với thiết bị phân tích nhiệt trọng – nhiệt vi sai (TG-DTA), chế độ ECO cho phép chuyển ngay lập tức từ trạng thái chờ sang trạng thái đo ổn định.

 

4. Chức năng first-aid

Khi có sự cố hay có vấn đề xảy ra bên trong thiết bị, màn hình sẽ hiển thị mã số lỗi, mô tả cũng như biện pháp xử lý. Đồng thời thông tin về sự cố cũng được lưu lại trong log file và có thể sẵn sàng gửi đến bộ phận kỹ thuật để nhận được phản hồi thích hợp ngay lập tức.

 

5. Chức năng nhập dữ liệu đầu vào mã ASCII

Phần mềm phân tích Thermo plus EVO2 có thể phân tích dữ liệu đo đã được chuyển sang mã ASCII nhờ sử dụng phần mềm chuyển đổi.

 

6. Chức năng email

Phần mềm Thermo plus EVO2 có thể truyền tải dữ liệu qua e-mail các thông tin như trạng thái cuối, dữ liệu đo, lỗi phát sinh đến một máy tính hay điện thoại di động thông qua kết nối mạng LAN, cho phép theo dõi trạng thái của quá trình đo từ xa.

 

7. Xuất dữ liệu ra Word, Excel

Tệp thông tin chứa dữ liệu đo có thể được xuất ra Word hay Excel trực tiếp từ menu của phần mềm. Đồng thời, có thể sửa đổi format trình bày bằng chức năng biên tập. Khi xuất dữ liệu ra Excel, các dữ liệu dạng số sẽ được tự động tạo ra ở worksheet 2 cho phép phân tích dữ liệu thuận tiện trong các phần mềm ứng dụng khác.

 

8. Chức năng liệt kê lịch sử sử dụng thiết bị

Chức năng này tự động ghi lại lịch sử sử dụng thiết bị. Các thông tin như ngày, tên thiết bị, người vận hành, chương trình nhiệt độ và kết quả đo được tạo thành tệp và lưu lại trong danh sách. Lịch sử sử dụng thiết bị và thời gian sử dụng được thể hiện rõ ràng, giúp quản lý và bảo dưỡng một cách hiệu quả.

 

 

 

Phụ kiện:

 

1. Máy tạo ẩm HUM-1

Máy phân tích nhiệt trọng lượng – vi sai (TG-DTA) có đặc điểm lò đốt bằng điện và được bao quanh bởi một áo nước, khi kết hợp với một máy tạo ẩm (HUM-1) cho phép thực hiện phép phân tích nhiệt trong môi trường có độ ẩm được điều chỉnh với nhiệt độ và độ ẩm tương đối có giá trị tương ứng là 80oC và 90%. Một cảm biến nhiệt sử dụng cảm biến độ ẩm loại polyme và cảm biến nhiệt độ độ chính xác cao cho phép thay đổi nhanh giá trị độ ẩm, cũng như sự ổn định cần thiết cho các phép đo kéo dài.

 

2. Thiết bị làm mát ni tơ lỏng tự động

Một hệ thống nạp ni tơ lỏng tự động được kết nối với thiết bị làm mát, cho phép nạp ni tơ lỏng một cách liên tục tùy theo chương trình nhiệt độ được cài đặt. Có thể sử dụng lựa chọn này cho các phép đo yêu cầu khoảng thay đổi tốc độ gia nhiệt và làm mát lớn.

 

3. Thiết bị làm mát ni tơ lỏng thủ công

Một lò điện nhỏ gọn nhiệt độ thấp giúp mở rộng dải nhiệt độ đo.

 

4. Máy phân tích nhiệt cơ động lực

  • Các phương pháp đo:
  • Chế độ nung kết với tốc độ co không đổi
  • Chế độ nung kết nhiều giai đoạn với tốc độ co không đổi
  • Chế độ nung kết co ngót hàm thứ cấp
  • Chế độ kết hợp

 

  • Đánh giá sản phẩm:

(Xem mã khác)

Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về sản phẩm. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.

Sản phẩm cùng danh mục